KỶ NIỆM 80 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM (22/12/1944 - 22/12/2024) VÀ 35 NĂM NGÀY HỘI QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN (22/12/1989 - 22/12/2024)
Chỉ đạo - Hướng dẫn - Nghiệp vụ
Đăng ngày: 19/01/2015 - Lượt xem: 162
Hướng dẫn số 85/HD-SVHTTDL ngày 11 tháng 3 năm 2009 của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch về một số nội dung về việc xây dựng hồ sơ xếp hạng di tích và tổ chức lễ đón bằng xếp hạng di tích

- Căn cứ Luật Di sản Văn hoá và Nghị định 92/2002/NĐ-CP, ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Di sản Văn hoá;
- Căn cứ Quyết định số 2142/QĐ- UB ngày 31 tháng 8 năm 2004 của UBND tỉnh H­ưng Yên về việc ban hành quy chế xếp hạng di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh;

Sở VH,TT&DL Hư­ng Yên hư­ớng dẫn một số điều về việc xây dựng hồ sơ xếp hạng di tích và tổ chức lễ đón bằng xếp hạng di tích như­ sau:

I- XÂY DỰNG HỒ SƠ XẾP HẠNG DI TÍCH.

1-  Cơ sở để đề nghị khảo sát và lập hồ sơ xếp hạng

1.1- Các tổ chức cá nhân là chủ sở hữu hoặc đ­ợc giao quản lý di tích và danh thắng căn cứ điều 29, điều 30, điều 31 của Luật Di sản Văn hoá; điều 14, điều 15 Nghị định 92/2002/NĐ- CP; điều 6, điều 7 của quy chế xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh để đề nghị khảo sát và lập hồ sơ xếp hạng.

1.2- Phòng văn hoá và Thông tin các huyện, thành phố có trách nhiệm thông báo cho các địa phương, tổ chức hoặc cá nhân đang quản lý di tích có nhu cầu đề nghị xếp hạng làm đơn đề nghị xếp hạng di tích. Sau đó rà soát, kiểm tra thực tế giá trị tiềm năgn di tích; căn cứ đề nghị xếp hạng di tích của các địa phương và giá trị thực tế đã kiểm tra nếu đủ tiêu chí xếp hạng lập danh sách báo cáo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (qua Ban QLDT tỉnh) để Ban quản lý di tích tỉnh tổng hợp, xây dựng kế hoạch xếp hạng di tích.

1.3- Thời gian phòng Văn hoá và Thông tin lập danh sách báo cáo về Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (qua Ban QLDT tỉnh) chậm nhất hết quý I đầu năm kế hoạch. Sau khi nhận được danh sách báo cáo đề nghị xếp hạng di tích của phòng VH&TT các huyện, thành phố (kèm đơn đề nghị xếp hạng di tích của cở sở), Ban quản lý di tích tỉnh phối hợp với phòng VH&TT các huyện, Thành phố kiểm tra thực tế và lập biên bản làm cơ sở cho việc quyết định hồ sơ khoa học di tích.

2-  Hồ sơ xếp hạng di tích.

2. 1- Hồ sơ xếp hạng di tích cấp tỉnh.

Để lập hồ sơ khoa học trình UBND tỉnh quyết định các địa phư­ơng có di tích đề nghị xếp hạng thực hiện theo điều 14, điều 15 của Nghị định 92/2002/NĐ-CP và điều 6, điều 7 quy chế xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh ban hành ngày 31/8/2004 của UBND tỉnh H­ưng Yên.

2. 2- Hồ sơ xếp hạng quốc gia.

Để lập hồ sơ khoa học trình Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quyết định công nhận thì sau khi có đơn đề nghị của các tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc đ­ợc giao quản lý di tích, Ban QLDT tỉnh tiến hành lập hồ sơ trích ngang của di tích trình HĐKH của Cục Di sản Văn hoá xin thoả thuận. Sau khi có thoả thuận của Cục Di sản Văn hoá cho phép lập hồ sơ khoa học trình Bộ VH,TT&DL duyệt thì thực hiện đúng trình tự theo điều 15 của Nghị định 92/2002/NĐ- CP quy định.

2. 3- Khoanh vùng bảo vệ di tích

- Biên bản khoanh vùng bảo vệ di tích (theo mẫu): UBND xã (Phường, thị trấn) có trách nhiệm tổ chức hội nghị xác định và ký kết biên bản khoanh vùng bảo vệ di tích. Thành phần hội nghị gồm:

+ ở tỉnh: Đại diện Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (Ban quản lý di tích tỉnh), Sở Tài nguyên- Môi trư­ờng.

+ ở huyện: Đại diện lãnh đạo UBND, phòng VH&TT, phòng Tài nguyên – Môi trường.

+ ở xã (Phường, thị trấn): Đại diện lãnh đạo UBND, Mặt trận Tổ quốc, địa chính, tr­ưởng thôn, ban quản lý di tích.

- Bản đồ khoanh vùng bảo vệ: Đ­ược trích lục từ bản đồ giải thửa của UBND xã, phường, thị trấn (bản đồ đang hiện hành) đảm bảo quy định của ngành Tài nguyên – Môi trường. Việc ký kết biên bản và bản đồ khoanh vùng thực hiện theo điều 7 quy chế xếp hạng di tích cấp tỉnh (đối với di tích xếp hạng cấp tỉnh), theo điều 15 Nghị định 92/2002/NĐ- CP của Chính phủ (đối với di tích xếp hạng quốc gia).

II- TỔ CHỨC LỄ ĐÓN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH.

Sau khi Bộ VHTT ra Quyết định xếp hạng di tích cấp quốc gia hoặc UBND tỉnh ra Quyết định xếp hạng cấp tỉnh, Ban quản lý di tích tỉnh- Sở VH, TT&DL có trách nhiệm thông báo cho phòng VH&TT huyện, TP để phòng VH&TT huyện, TP thông báo cho địa phư­ơng có di tích đã đựợc xếp hạng chuẩn bị tổ chức lễ đón bằng xếp hạng di tích.

1- Trong thời gian từ 10 đến 15 ngày tr­ước khi tổ chức đón bằng di tích, UBND cấp xã, phường, thị trấn có di tích đư­ợc xếp hạng phải làm thủ tục xin phép gồm:

1.1- Tờ trình đề nghị xin tổ chức đón bằng di tích, kế hoạch và ch­ương trình tổ chức lễ hội đón bằng xếp hạng di tích gửi UBND huyện, Sở VH,TT&DL (qua Ban QLDT tỉnh). Tờ trình đề nghị phải có ý kiến xác nhận của phòng VH&TT huyện, Thị xã.

1.2- Quyết định Thành lập Ban quản lý di tích cơ sở để bảo vệ và phát huy tác dụng của di tích (UBND xã, phường, thị trấn quyết định thành lập, danh sách Ban quản lý phải được báo cáo thông qua phòng VH7TT trư­ớc khi quyết định, đồng chí trưởng ban phải là lãnh đạo UBND xã, ph­ờng, thị trấn).

2-  Cơ quan tổ chức lễ đón bằng xếp hạng di tích: UBND cấp xã

- Địa điểm có thể tổ chức tại di tích, UBND xã (phư­ờng, thị trấn) hoặc địa điểm nào đó phù hợp với điều kiện của địa ph­ương nhưng phải đảm bảo không gian linh thiêng và trang trọng cuả buổi lễ đón bằng xếp hạng di tích.

- Thời gian tổ chức nên lồng ghép việc đón bằng di tích vào dịp lễ hội truyền thống của địa ph­ương để tạo thêm nét đẹp văn hoá của không gian lễ hội.

3- Chư­ơng trình tổ chức: gồm phần nghi lễ + phần hội.

3.1- Phần nghi lễ: trang trọng, ngắn gọn gồm:

+ Chào cờ: Hát quốc ca (dùng nhạc + lời)

+ Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.

+ Đồng chí Chủ tịch UBND cấp xã (ph­ường, thị trấn) được tóm tắt lịch sử di tích, giá trị khoa học của di tích, quá trình tu sửa, bảo vệ, khai thác di tích.

+ Công bố quyết định xếp hạng di tích: đồng chí tr­ưởng phòng (hoặc phó phòng) VH&TT huyện, thành phố công bố quyết định xếp hạng di tích.

+ Trao và nhận bằng xếp hạng di tích: Đại diện lãnh đạo cấp trên trao bằng (đồng chí Chủ tịch hoặc phó Chủ tịch UBND huyện); đồng chí Chủ tịch UBND xã (ph­ường, thị trấn) nhận bằng.

+ Phát biểu giao nhiệm vụ cho địa phương: Đại diện lãnh đạo UBND huyện giao nhiệm vụ cho UBND xã (phường, thị trấn) có di tích được công nhận xếp hạng di tích.

+ Đồng chí Bí th­ư Đảng uỷ cấp xã (phường, thị trấn) phát biểu cám ơn và nhận nhiệm vụ cấp trên giao.

+ Bế mạc buổi lễ đón bằng xếp hạng di tích: Rước bằng vào vị trí thờ tại di tích sau đó mời đại biểu các đoàn ở tỉnh, huyện, xã, khách thập phương và bà con nhân dân vào làm lễ dâng hương.

3.2- Phần hội: Tổ chức hoạt động VHTT, TDTT, trò chơi dân gian truyền thống tại di tích.

4- Trang trí lễ đón bằng, mẫu trang trí và kinh phí buổi lễ

4.1- Trang trí lễ đón bằng:

- Phông trang trí     

- Cờ Tổ Quốc.

- T­ượng Bác Hồ.

- Cờ hội.

- Bục phát biểu.

- Bằng xếp hạng di tích (được phủ vải đỏ, để trên giá).

- Bàn để tặng phẩm và một số nội dung khác do địa phư­ơng bố trí.

- Tiêu đề buổi lễ: dùng chữ chân phư­ơng trên nền phông hậu ở phía bên phải sân khấu (nhìn từ d­ưới lên).

4.2 Mẫu trang trí:

4.3- Kinh phí buổi lễ:

Do UBND xã (ph­ường, thị trấn) nơi có di tích đảm nhận (với phư­ơng châm tiết kiệm, không phô tr­ương lãng phí).

Trên đây là h­ướng dẫn một số điều về việc xây dựng hồ sơ xếp hạng di tích và tổ chức lễ đón bằng di tích. Trong quá trình thực hiện có gì v­ướng mắc cần phản ánh kịp thời về Sở VHTT (qua Ban quản lý di tích và danh thắng) để cùng giải quyết.

Hướng dẫn này thay thế cho Hướng dẫn số 251.HD-VHTT, ngày 06 tháng 11 năm 2006

GIÁM ĐỐC

(Đã ký)
Nguyễn Duy Hy

Tin liên quan