Phần II: Những quan điểm cơ bản của Đảng về văn hóa - văn nghệ và về nhiệm vụ xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Những quan điểm cơ bản của Đảng về văn hóa - văn nghệ được hình thành và phát triển trong quá trình thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng nền văn hóa cách mạng của dân tộc ta từ 1930 đến nay. Các quan điểm đó được thể hiện trong các văn bản chỉ thị, nghị quyết của Đảng và trong các bài viết, bài nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước qua các thời kỳ cách mạng. Cùng với thực tiễn văn hóa, thực tiễn cách mạng và kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo, Đảng ta đã đúc kết và hoàn chỉnh các quan điểm chỉ đạo cơ bản của mình đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa cách mạng. Ở phần này, chúng ta sẽ phân tích những nội dung quan trọng nhất trong các quan điểm cơ bản của Đảng ta, đồng thời đi sâu phân tích nhiệm vụ xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc được coi là một trong những quan điểm cơ bản nhất của Đảng ta về văn hóa, văn nghệ từ nay về sau.
II.1. Quan điểm nhất quán, xuyên suốt toàn bộ tiến trình lãnh đạo văn hóa của Đảng ta từ 1930 đến nay là luôn luôn khẳng định văn hóa, văn nghệ là bộ phận khăng khít của toàn bộ sự nghiệp cách mạng, phục vụ các nhiệm vụ của cách mạng trong từng thời kỳ và gắn bó sâu sắc với đời sống nhân dân. Luận điểm cô đúc và sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Văn hóa, nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”6 đã làm nên một bước ngoặt cho toàn bộ tiến trình văn hoá Việt Nam, làm cho nền văn hóa mới và những người sáng tạo, hoạt đồng trên lĩnh vực văn hóa đó trở thành một sức mạnh to lớn, một bộ phận hữu cơ, gắn bó máu thịt với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta. Phát huy và nối tiếp kinh nghiệm và chân lý đó, trong sự nghiệp đổi mới từ 1986 đến nay, Đảng ta nhấn mạnh văn hóa, văn nghệ là một bộ phận khăng khít của sự nghiệp đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo và tiếp tục khẳng định: "Chú trọng xây dựng nhân cách con người Việt Nam về lý tưởng, trí tuệ, đạo đức, lối sống, thể chất, lòng tự tôn dân tộc, trách nhiệm xã hội, ý thức chấp hành pháp luật”7, một đòi hỏi cao và mới đối với văn hóa trong giai đoạn mới của cách mạng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
II.2. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Chăm lo văn hóa là chăm lo củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, thiếu nó hoặc không giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, giữa phát triển kinh tế với mục tiêu cuối cùng là văn hóa (công bằng, dân chủ, văn minh, con người phát triển toàn diện…) thì không thể có sự phát triển bền vững của xã hội .
II 2.1. Nếu kinh tế là nền tảng vật chất của đời sống xã hội thì văn hóa là nền tảng tinh thần của đời sống ấy và vì thế hai lĩnh vực kinh tế và văn hóa luôn luôn giữ vị trí quan trọng và quyết định đối với thực trạng, sự vận động và phát triển của xã hội đó.
Cần nhận thức sâu sắc hơn nữa và quán triệt quan điểm này trong chỉ đạo và tổ chức thực tiễn, nhất là trong công tác lãnh đạo, quản lý mọi mặt đời sống xã hội, đặc biệt khi xử lý mối quan hệ giữa kinh tế với văn hóa, đảm bảo vị trí, vai trò tương xứng của văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, khắc phục bằng được tình trạng coi nhẹ văn hóa đối xử với văn hóa như một lĩnh vực phụ, ăn theo, “phi sản xuất”, hoặc coi trọng trong văn bản, nghị quyết, lời nói, nhưng coi nhẹ trong thực tiễn và việc làm cụ thể.
Một dân tộc sáng tạo ra văn hóa của mình, và đến lượt nó, chứa đựng trong nền văn hóa đó là sức sống, tiềm năng, bản lĩnh, sức sáng tạo và bản sắc của chính dân tộc đó. Bằng văn hóa và thông qua văn hóa, dân lộc đó, qua các thế hệ, xây dựng cho mình những chuẩn mực sống, lao động, đấu tranh, sáng tạo và các quan hệ cộng đồng. Những chuẩn mực này được truyền bá, lưu giữ, trở thành một hệ thống các giá trị đặc trưng cho một dân tộc, tạo nên nền tảng tinh thần của dân tộc đó. Vì thế, “chăm lo văn hóa là chăm lo củng cố nền tảng tinh thần của xã hội. Thiếu nền tảng tinh thần tiến bộ và lành mạnh, không quan tâm giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội thì không có sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững”8.
II.2.2. Với vai trò là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa có khả năng to lớn khơi dậy, nhân lên mọi tiềm năng, sức sáng tạo của con người, tạo ra nguồn lực nội sinh quyết định sự phát triển của đời sống xã hội. Đặc biệt, trong thời đại ngày nay, nguồn gốc của sự giàu có và phát triển toàn diện của một đất nước không chỉ là tài nguyên thiên nhiên, vốn kỹ thuật, mà yếu tố ngày càng trở nên quyết định chính là nguồn lực con người, là tiềm năng và năng lực sáng tạo của con người. Kinh tế tri thức thời kỳ mới của sự phát triển xã hội hiện nay bắt nguồn từ chính đặc điểm này. Tiềm năng, năng lực của con người không nằm ở đâu khác, mà nằm ngay trong văn hóa và do chính văn hóa trực tiếp tạo nên trong trí tuệ đạo đức tâm hồn, nhân cách, bản lĩnh, sự thành thạo, tài năng của mỗi cá nhân và cả cộng đồng.
Chính vì khẳng định văn hóa là động lực mạnh mẽ trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội nên trong những năm đổi mới vượt qua những hạn chế, thiếu sót đã từng xảy ra trước đây (chỉ nhấn mạnh một trong hai yếu tố đó hoặc không biết kết hợp chúng với nhau), Đảng ta thường xuyên nhấn mạnh vai trò của cả hai động lực: kinh tế và tinh thần và chỉ ra yêu cầu phải biết "kết hợp động lực kinh tế với động lực tinh thần” vì cả sự tăng trưởng kinh tế và sự phát triển văn hóa - xã hội.
Là động lực của sự phát triển, văn hóa còn thể hiện ở khả năng điều tiết, điều chỉnh các khuynh hướng, chiều hướng phát triển của xã hội và con người, hướng sự vận động tới cái tích cực, tiến bộ, nhân văn và hạn chế những biểu hiện tiêu cực thoái hóa, biến chất, đen tối… dẫn tới kìm hãm và thậm chí, sự tàn phá, xuống cấp của một xã hội, đặc biệt trong những điều kiện mới của nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Vai trò điều tiết, điều chỉnh này thông qua các chuẩn mực mà văn hóa đã xác định, bằng việc định hướng giá trị đối với con người và cộng đồng.
Trong sự liên hệ chặt chẽ và chi phối lẫn nhau giữa các hoạt động rất đa dạng của đời sống, cần phải hiểu rằng, văn hóa vừa là một thành tố gắn bó khăng khít vừa là thước đo trình độ phát triển của các lĩnh vực khác và của toàn xã hội. Do đó, với tư cách là mục tiêu của sự phát triển, văn hóa thể hiện trình độ phát triển ngày càng cao của con người và của xã hội.
Trong các lý thuyết về phát triển, một quan niệm được khẳng định hiện nay, là coi mục tiêu phát triển phải thể hiện ở sự nâng cao chất lượng sống của con người với đảm bảo sự hài hòa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, giữa mức sống cao với lối sống và nếp sống đẹp, không chỉ cho thiểu số mà phải cho đại đa số quần chúng và người lao động. Để đạt được mục tiêu đó, nhất thiết phải có sự phát triển cao về kinh tế, về cơ sở vật chất, kỹ thuật, song chỉ như thế thì chưa đủ và sẽ là sai lầm nghiêm trọng nếu chỉ lo tăng trưởng kinh tế, coi tăng trưởng là sự phát triển xã hội và làm tất cả với bất kỳ giá nào vì sự tăng trưởng đó, dù phải hy sinh về mặt văn hóa, xã hội, hy sinh và phá hoại sự phát triển phẩm giá con người. Trong những trường hợp như thế, có tăng trưởng nhưng không có phát triển, trái lại là sự “phản phát triển”.
Từ vị trí của văn hóa là mục tiêu của sự phát triển cần phải nắm chắc mối quan hệ giữa kinh tế với văn hóa, văn hóa với kinh tế, trong đó đặc biệt chú ý luận điểm quan trọng trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5: "Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu văn hóa, vì xã hội công bằng, văn minh, con người phát triển toàn diện”9.
Sự kết hợp kinh tế với văn hóa, văn hóa với phát triển đang là yêu cầu bức xúc của tất cả các quốc gia, dân tộc hiện nay, đúng như nhận định của F.Mayor - nguyên Tổng Giám đốc UNESSCO: Hễ nước nào tự đặt cho mình mục tiêu phát triển kinh tế mà tách rời môi trường văn hóa thì nhất định sẽ xảy ra những mất cân đối nghiêm trọng cả về mặt kinh tế lẫn văn hóa và tiềm năng sáng tạo của nước ấy sẽ bị suy yếu rất nhiều.
II.2.3. Văn hóa giữ vai trò cực kỳ quan trọng và trực tiếp trong nhiệm vụ xây dựng con người
Mục tiêu cao nhất của sự sản xuất tinh thần - tính đặc thù của hoạt động và sáng tạo văn hóa là xây dựng nên hệ thống các giá trị làm chuẩn mực cho con người vươn tới, noi theo. Và khi các chuẩn mực, các giá trị đó được tiếp nhận, được thấm sân vào từng con người và từng cộng đồng thì đó chính là quá trình hình thành và phát triển các phẩm chất trong con người. Tổng hợp các phẩm chất tốt đẹp đã được hình thành trong con người chính là nhân cách. Như vậy, nếu sản xuất vật chất tạo ra ngày càng nhiều của cải cho con người thì sản xuất tinh thần, mục tiêu cuối cùng của nó là nhằm tạo ra những phẩm giá, những giá trị trong nhân cách con người. Đó chính là một trong những sứ mệnh cao quý nhất của văn hóa. Khi nói, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực và mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội thì cần hiểu rằng, các vai trò đó bao giờ và chủ yếu thông qua nhiệm vụ xây dựng con người của văn hóa.
Con người là chủ thể sáng tạo văn hóa và đến lượt mình, văn hóa có chức năng trực tiếp nuôi dưỡng, xây đắp và góp phần phát triển con người, đặc biệt và trước hết là những phẩm chất tinh thần - tâm hồn của con người. Trong quan niệm của mình về văn hóa, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên nhấn mạnh thiên chức riêng biệt của văn hóa, văn nghệ là bám sát đời sống con người, miêu tả và khám phá con người, bảo vệ và khẳng định, góp phần trực tiếp xây dựng con người mới đang hình thành trong cuộc chiến đấu đầy hy sinh, gian khổ và vĩ đại vì sự ra đời và chiến thắng của xã hội mới: "Quần chúng đang chờ đợi những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại vẻ vang của chúng ta, những tác phẩm ca tụng chân thật những người mới, việc mới chẳng những để làm gương mẫu cho chúng ta ngày nay, mà còn để giáo dục con cháu ta đời sau”10.
Chính do vị trí, vai trò đặc biệt của văn hóa trong đời sống xã hội, đồng thời văn hóa luôn luôn có mặt trong mọi lĩnh vực và mọi hoạt động của xã hội và con người, nên cần biết phát huy tối đa sức mạnh của văn hóa, làm cho các nhân tố văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào mọi lĩnh vực, mọi phương diện của đời sống xã hội.
II.3. Về nhiệm vụ xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) được thông qua tại Đại hội lần thứ XI (tháng 1/2011), Đảng ta đã bổ sung Cương lĩnh 1991, trình bày quan niệm về xã hội xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xây dựng, trong đó gồm tám đặc trưng có quan hệ hữu cơ với nhau, tạo nên phẩm chất và giá trị của chủ nghĩa xã hội. Nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một trong tám đặc trưng của chủ nghĩa xã hội, vì thế về nội dung, nó góp phần quan trọng tạo nên phẩm chất và giá trị của xã hội đó. Điều đó cũng có nghĩa là, sẽ không có chủ nghĩa xã hội nếu như không xây dựng được trong xã hội đó một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
So với những hiểu biết, quan điểm trước đây về văn hóa, luận điểm "nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của Đảng ta đã có một bước phát triển về chất.
Trong Đề cương Văn hóa việt Nam năm 1943, Đảng ta xác định nền văn hóa mới có ba tính chất: dân tộc, khoa học, đại chúng, đồng thời chỉ rõ nền văn hóa có tính chất dân tộc về hình thức và tân dân chủ về nội dung.
Đến Đại hội III (1960), Đảng đã phát triển thành luận điểm, xây dựng nền văn hóa với nội dung xã hội chủ nghĩa và hình thức dân tộc. Sau 16 năm, Đại hội IV (1976) đã bổ sung, đó là nền văn hóa với nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc. Hơn 10 năm sau, trong Nghị quyết 05 của Bộ Chính từ (11 - 1987) khóa VI, nêu nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa đậm đà bản sắc dân tộc.
Từ Đại hội VII (1991) đến nay, từ thực tiễn cực kỳ phong phú với những nỗ lực tổng kết thực tiễn và xây dựng một quan niệm hoàn chỉnh về văn hóa để chỉ đạo giai đoạn mới, Đảng ta đề xướng luận điểm "xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc".
II.3.1. Về phẩm chất tiên tiến của nền văn hóa Việt Nam
Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) đã khái quát những phẩm chất, nội dung cơ bản của tiên tiến là "yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghiã xã hội theo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm mục tiêu tất cả vì con người; vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú, tự do, toàn diện của con người trong mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, giữa xã hội và tự nhiên. Tiên tiến không chỉ về nội dung tư tưởng mà cả trong hình thức biểu hiện, trong các phương tiện chuyển tải nội dung”11.
Một nền văn hóa tiên tiến trong tất cả sự phong phú của nó, bao giờ cũng dựa trên và gắn liền với tính chất tiên tiến, tiến bộ của một hệ tư tưởng triết học và của một lý tưởng xã hội - đạo đức mà dân tộc và nhân dân đã lựa chọn. Từ quan điểm đó, đặc trưng yêu nước và tiến bộ được khẳng định là phẩm chất quan trọng của tiên tiến.
Yêu nước là nấc thang giá trị cao nhất của dân tộc và của văn hóa Việt Nam. Đây là một trong những yêu cầu cao nhất, sâu sắc nhất đối với nền văn hóa của chúng ta, nó vừa là sự kế tục một phẩm chất bền vững của văn hóa dân tộc trong quá khứ đồng thời lại phải phát triển mạnh mẽ phẩm chất đó với những đòi hỏi và đặc trưng mới. Ở đây chính là yêu cầu gắn bó chặt chẽ, hài hòa giữa lý tưởng độc lập dân tộc với lý tưởng xã hội chủ nghĩa trở thành nội dung cốt lõi của nền văn hóa đó trong thời kỳ mới. Như vậy, chứa đựng trong nền văn hóa của chúng ta là những giá trị bền vững, những tinh hoa của nền văn hóa dân tộc, của truyền thống dân tộc cùng với những giá trị mới được xây đắp và phát triển trong giai đoạn hiện đại của dân tộc ta.
Tiến bộ là một phẩm chất đặc trưng của nền văn hóa tiên tiến phải được hiểu trước hết là sự gắn bó của nền văn hóa đó với hệ tư tưởng khoa học và cách mạng, đối với văn hóa Việt Nam hiện đại, hệ tư tưởng đó chính là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trước tác động hết sức phức tạp của các hệ tư tưởng thù địch chống độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, quan điểm trên đây của Đảng ta là một đòi hỏi cao đối với văn hóa và những người sáng tạo, hoạt động văn hóa. Vì vậy, quan điểm đó phải được quán triệt trong toàn bộ hoạt động văn hóa, trong việc định hướng đúng đắn và nâng cao chất lượng, hiệu quả cũng như khả năng sử dụng, phát huy văn hóa phục vụ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nền văn hóa tiên tiến là một nền văn hóa thấm sâu phẩm chất nhân văn và dân chủ mà trước hết là sự tôn trọng con người, tất cả vì con người, có khả năng tạo ra được con người phát triển tự do, toàn diện, đời sống tinh thần phong phú, cao đẹp, trong quan hệ hài hòa giữa cá nhân với: cộng đồng, giữa con người với xã hội và tự nhiên. Đây là một trong những phẩm chất cao quý của văn hóa, đồng thời qua đó, văn hóa thể hiện sứ mệnh và sức mạnh của mình “khẳng định và biểu dương những giá trị chân chính, bồi dưỡng cái chân, cái thiện, cái mỹ theo quan điểm tiến bộ, phê phán những cái lỗi thời, thấp kém”.
Với lý tưởng xã hội và thẩm mỹ trên, nền văn hóa tiên tiến được phát triển phong phú, mở rộng đề tài và chủ đề phản ánh, đa dạng hoá các phương thức biểu hiện, phát triển tự do, hài hòa tất cả các lĩnh vực của nó nhằm mục tiêu "vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao”12. Như vậy, để xây dựng phẩm chất tiên tiến với đặc trưng yêu nước và tiến bộ, dân chủ và tự do thì nền văn hóa đó luôn luôn gắn chặt với lý tưởng lương tâm và trách nhiệm người nghệ sĩ.
Nói đến phẩm chất tiên tiến cũng chính là nói đến phẩm chất hiện đại của nền văn hóa đó. Nó phải dựa trên cơ sở và gắn bó chặt chẽ với trình độ phát triển của nền kinh tế, của khoa học, công nghệ và của trình độ dân trí ngày một nâng cao, từ đó đủ sức giải quyết và thỏa mãn các nhu cầu tốt đẹp, đa dạng của cuộc sống hiện tại, có điều kiện phát triển phong phú và mới mẻ các khả năng chuyển tải và biểu hiện của mình, do đó, nền văn hóa này sẽ dần có diện mạo mới “tiên tiến không chỉ về nội dung tư tưởng mà cả trong hình thức biểu hiện, trong các phương tiện chuyển tải nội dung”13.
II.3.2. Về bản sắc dân tộc của nền văn hóa
Tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là nhân tố và phẩm chất hòa quyện hữu cơ trong nền văn hóa, tạo nên tổng thể giá trị của nền văn hóa đó, vì vậy, không thể tách rời chúng trong thực tiễn.
Như vậy, có nghĩa là nền văn hóa tiên tiến phải mang cái riêng, cái độc đáo của truyền thống, đặc tính, cốt cách và tâm hồn dân tộc. Nó không thể bị hòa lẫn với nền văn hóa khác và nó hoàn toàn xa lạ với sự lai căng, bắt chước, học đòi để đanh mất đi bản sắc, tính độc đáo của dân tộc mình. Điều đó cũng có nghĩa là, bản sắc dân tộc không dừng lại ở những biểu hiện bề ngoài, hình thức, mà thực chất là biểu hiện sức sống, sức sáng tạo, phát triển và tính đặc thù độc đáo của dân tộc.
Trước hết, bản sắc dân tộc của nền văn hóa được tạo nên bởi những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Nhận thức, phản ánh và khám phá những giá trị và những tinh hoa đó là nhiệm vụ lớn lao của văn hóa. Những thành tố cơ bản tạo nên giá trị bền vững và tinh hoa của dân tộc ta, từ đó làm nên bản sắc độc đáo của dân tộc là "lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã- Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trong nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống”14.
Bản sắc dân tộc của nền văn hóa Việt Nam còn biểu hiện rất rõ ở tính thống nhất mà đa dạng của văn hóa các dân tộc Việt Nam. Thống nhất là phẩm chất nhất quán của nền văn hóa Việt Nam từ ngàn đời nay, song thống nhất trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng sự đa dạng và phát triển bản sắc riêng của văn hóa các dân tộc. Củng cố và phát triển sự thống nhất, tạo ra sức mạnh tinh thần chung của toàn dân tộc đồng thời khai thức và phát triển một sắc thái và giá trị của văn hóa các dân tộc đáp ứng nhu cầu văn hóa của từng dân tộc, đó là con đường sáng tạo nên nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của chúng ta.
Bản sắc dân tộc của nền văn hóa còn gắn chặt chẽ với khả năng khai thức, sử dụng, phát huy, tiếp nhận có chọn lọc và phát triển những phương thức, phương tiện, loại hình, loại thể, hình thức biểu hiện hết sức đa dạng và phong phú trong truyền thống văn hóa dân tộc.
Bảo vệ, giữ gìn bản sắc dân tộc của văn hóa không đồng nghĩa với việc đóng cửa, thu mình trong chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, hoặc phục hồi những gì đã lỗi thời lạc hậu trong đời sống văn hóa của dân lộc. Phải đủ bản lĩnh để mở rộng giao lưu với thế giới, tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái tốt đẹp, tiến bộ của văn hóa các dân tộc. Trong mở rộng giao lưu quốc tế, yêu cầu hàng đầu là phải trên tinh thần độc lập tự chủ, với lòng tự hào sâu sắc về những giá trị của con người và văn hóa Việt Nam, nâng cao và phát huy bản sắc dân tộc của nền văn hóa đó, đồng thời tích cực học hỏi, tiếp thu, chọn lọc những giá trị nhân bản, khoa học, tiến bộ của văn hóa thế giới. Mặt khác, cần tỉnh táo, kiên quyết chống lại sự xâm nhập của mọi thứ văn hóa độc hại, những quan điểm cực đoan về tự do cá nhân, chủ nghĩa thực dụng, lối sống hưởng thụ ích kỷ... Đó là con đường để làm giàu thêm cho văn hóa dân tộc và từ đó góp một tiếng nói riêng vào đời sống văn hóa của cộng đồng các dân tộc trên thế giới. Cũng chỉ có như vậy mới tránh được nguy cơ nóng bỏng hiện nay trên thế giới về "sự đồng hóa các hệ thống giá trị và chuẩn mực, tức là nguy cơ tha hóa về văn hóa và chống lại âm mưu "xâm lăng về văn hoá của các nước và các thế lực thù địch.
II.4. Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam
Xuất phát từ đặc điểm lịch sử, truyền thống lâu đời của chúng ta, Đảng ta đã có những kiến giải riêng về vấn đề dân tộc ở nước ta. Khác với một số quan niệm cho rằng, nói đến dân tộc là nói đến sự hình thành dân tộc tư sản, là sản phẩm của thời đại tư bản chủ nghĩa đang lên, Đảng ta đã khẳng định: Ở Việt Nam, dân tộc Việt Nam hình thành từ khi lập nước, chứ không phải khi chủ nghĩa tư bản nước ngoài xâm nhập vào Việt Nam, bởi vậy, dân tộc Việt Nam ta có lịch sử mấy ngàn năm, có ngôn ngữ riêng, phong tục, tập quán riêng, cốt cách làm ăn riêng, phong thái sinh hoạt riêng và có nền văn hóa lâu đời của mình. Tất cả những cái đó tạo nên truyền thống, tình cảm riêng của dân tộc ta. Hơn 50 dân tộc sinh sống trên đất nước ta đã đoàn kết một lòng chúng sức xây đắp nên cái đặc trưng độc đáo và cái truyền thống lâu đời đó của chúng ta. Mặt khác, hơn 50 dân tộc đó lại có những giá trị và sắc thái văn hóa riêng của mình. Các giá trị và sắc thái đó bổ sung cho nhau, làm phong phú nền văn hóa Việt Nam và củng cố sự thống nhất dân tộc.
Xuất phát từ nhận thức sâu sắc truyền thống và thực tiễn văn hóa trên, Đảng ta trong suốt hơn 70 năm qua, đã khẳng định nhất quán quan điểm của mình vê xây dựng một nền văn hóa Việt Nam hiện đại, tiên tiến trong sự thống nhất mà đa dạng, đa dạng mà thống nhất của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Các nguyên tắc lớn về vấn đề dân tộc, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh được vận dụng triệt để và sáng tạo trong chỉ đạo xây dựng văn hóa, đó là bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau phát triển các giá trị và sắc thái riêng của văn hóa từng dân lộc nhằm tạo nên sự phong phú và thống nhất chung của văn hóa Việt Nam. Như vậy, tính thống nhất trong sự đa dạng đó xuất phát từ phẩm chất yêu nước và tiến bộ của nền văn hóa, từ truyền thống lâu đời, từ khát vọng chung là độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ, từ sự cố kết, gắn bó sâu sắc với nhau trong tiến trình lịch sử và từ sự đồng cảm trong tinh thần, tâm hồn, tâm lý,
II.5. Xây dựng vì phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức đóng vai trò quan trọng
Quan điểm rất giản dị này có nguồn gốc sắc từ nhận thức của Đảng ta về vai trò, sứ mệnh của nhân dân không chỉ đối với lịch sử. Với tài sản vật chất của loài người, mà còn đối với toàn bộ những giá trị tinh thần được tạo nên bởi chính nhân dân. Ở quan điểm này, cần phải thấu hiểu đồng thời các nội dung không thể tách rời nhau: Nhân dân là lực lượng làm nên văn hóa trong cả ba nhân chủ yếu của tiến trình văn hóa: sáng tạo (sản xuất), truyền bá (lưu giữ), và tiếp nhận (hưởng thụ); Đảng ta là lực lượng tiên phong về lư tưởng có sứ mệnh lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng để nhân dân xây dựng văn hóa và vai trò rất quan trọng, trực tiếp sáng tạo văn hóa là đội ngũ tri thức.
Quan điểm này còn thể hiện đầy đủ, sáng rõ sự đánh giá cao của Đảng ta về vị trí vai trò của văn hóa cơ sở trong xây dựng nền văn hóa chung của dân tộc. Văn hóa cơ sở là nền tảng vững chắc cho toàn bộ sự phát triển của văn hóa, chính nó là làm nên diện mạo, đặc trưng cơ bản của văn hóa dân tộc và không có nó không thể tạo nên những giá trị văn hóa đỉnh cao của văn hóa dân tộc qua từng thời kỳ lịch sử. Chính trong sự phát triển mạnh mẽ của văn hóa cơ sở mà tạo ra các tài năng hoạt động văn hóa, đúc kết nên những tinh hoa văn hóa. Trong các Nghị quyết của Đảng về văn hóa, những tư tưởng trên đây được khẳng định nhiều lân, dứt khoát và kiên định. Tư tưởng đó còn xuyên thấm trong toàn bộ các nhiệm vụ của văn hóa, từ xây dựng các giá trị, phẩm chất của con người bằng văn hóa, thông qua văn hóa đến xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tốt đẹp cho con người, từ định hướng đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, gia đình văn hóa, làng văn hóa, cơ sở văn hóa đến xác định vai trò to lớn cửa nhân dân của cơ sở đối với cuộc đấu tranh kiên trì, rộng lớn chống những biểu hiện tiêu cực đen tối, hư hỏng, thiếu văn hóa, tầm thường, xấu xa, và đối với các nhiệm vụ văn hóa cụ thể: thư viện, bảo tồn, bảo tàng, hoạt động nghệ thuật.
Tư tưởng trên đây cũng chính là cơ sở lý luận để Đảng ta khẳng định một phương châm rất quan trọng trong phát triển văn hóa thời kỳ mới, đó là xã hội hóa các hoạt động văn hóa. Vì nhân dân là người làm nên văn hóa nên xã hội hóa hoạt động văn hóa là một quy luật, một đòi hỏi khách quan nhằm vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào phát triển văn hóa, tạo động lực mạnh cho sự phát triển vững chắc của nó, đồng thời cũng tạo điều kiện cho văn hóa thấm sâu vào mọi mặt của đời sống xã hội, từ đó nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân, một mục tiêu cao nhất, đẹp nhất của sự nghiệp văn hóa dưới sự lãnh đạo của Đảng.
II.6 Văn hóa là một mặt trận, xây dựng và phát triển văn hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì thận trọng
Quan điểm này nhấn mạnh một số đặc trưng nổi bật cần phải nắm vững và quán triệt trong quá trình Đảng chỉ đạo và tổ chức cho nhân dân xây dựng văn hóa. Trước hết, vận dụng sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, luận điểm khẳng định, văn hóa là một mặt trận, nghĩa là khẳng định cuộc đấu tranh để bảo vệ và xây dựng cái tiên tiến, cái tiến bộ và những giá trị tốt đẹp của con người và để phê phán, chiến thắng cái xấu xa, đen tối, cái ác, cái phản văn hóa là một sự nghiệp đầy khó khăn phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian và đòi hỏi không ngừng nâng cao tính chiến đấu của những người hoạt động trên mặt trận này. Đồng thời cũng khẳng định trong cuộc đấu hình đó, "xây” phải đi đôi với "chống”, lấy "xây” làm chính. Tổ chức sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa hai yêu cầu trên trong các hoạt động văn hóa là một đòi hỏi cao đối với người chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai các hoạt động văn hóa từ Trung ương đến cơ sở.
Ý nghĩa thời sự của quan điểm này thể hiện ở chỗ: hơn lúc nào hết, do tác động hết sức phức tạp của cuộc đấu tranh chính trị, tư tưởng hiện nay, Đảng nhấn mạnh nhiệm vụ tăng cường đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái, lệch lạc trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, kiên cường chiến đấu và tỉnh táo trước âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hòa bình “, "xâm lăng văn hoá” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực rất nhạy cảm này, đồng thời kiên trì bài trừ các hủ tục, các thói hư, tật xấu, sự thoái hóa, biến chất của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Tất nhiên, đồng thời với việc nhấn mạnh đặc trưng bản chất "văn hóa là một mặt trận" Đảng ta luôn luôn lưu ý dấu hiệu đặc thù của mặt trận này, từ đó đòi hỏi phải có ý chí cách mạng cao gắn với lòng kiên trì và thái độ thận trọng, linh hoạt, khoa học. Sự thống nhất trên là cơ sở đem lại hiệu quả của sự lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý lĩnh vực văn hóa, văn nghệ.
Nguồn Tài liệu nghiệp vụ công tác văn hóa, văn nghệ của Ban Tuyên giáo Trung ương
6 Hồ Chí Minh: Sđd, t.1, trang 20.
7 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, trang 126.
8 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, trang 55.
9 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, trang 55.
10 Hồ Chí Minh: Sđd, t.10, trang 646.
11 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, trang 55-56.
12 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, trang 76.
13 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, trang 56.
14 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, trang 56.