Nhằm khắc phục những hạn chế sau 16 năm triển khai, tổ chức thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 28/8/2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; 20 năm thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TU ngày 26/3/1998 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc nghiên cứu, biên soạn, xuất bản sách lịch sử đảng bộ các cấp, các ngành và đoàn thể, đồng thời, thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 18/01/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng, ngày 3/12/2018, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 32-CT/TU ngày 3/12/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục nghiên cứu, biên soạn, xuất bản sách lịch sử đảng bộ các cấp, lịch sử ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.
Chỉ thị yêu cầu cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong tỉnh tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác nghiên cứu, biên soạn, xuất bản, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng. Đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao hơn nữa nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyên, giáo dục lịch sử đảng; coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác chính trị - tư tưởng, công tác xây dựng đảng của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp, các ngành, các địa phương, cơ quan, đơn vị.
Chú trọng nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, bảo đảm tính khách quan, tính khoa học của các công trình nghiên cứu, biên soạn lịch sử; phương pháp nghiên cứu, biên soạn phải dựa trên nền tảng phương pháp luận và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện cụ thể của các địa phương, cơ quan, đơn vị. Thực hiện tốt công tác khai thác, sưu tầm, lưu giữ, bảo quản tư liệu, tiến tới số hóa toàn bộ tư liệu lịch sử.
Quan tâm coi trọng công tác thông tin, giới thiệu, giáo dục lịch sử Đảng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ bằng nhiều phương pháp, hình thức phong phú. Chủ động đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, tư tưởng thù địch, xuyên tạc lịch sử.
Chăm lo xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử bảo đảm có chuyên môn phù hợp, có bản lĩnh chính trị vững vàng và tinh thần trách nhiệm cao; bảo đảm các điều kiện, cơ sở vật chất cho cán bộ làm công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử; bố trí kinh phí bảo đảm yêu cầu nhiệm vụ của công tác nghiên cứu, biên soạn, xuất bản các ấn phẩm lịch sử.
Các sở, ban, ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh; ban thường vụ huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy, cấp ủy, tổ chức Đảng các cấp trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác sưu tầm, khai thác tư liệu, nghiên cứu, biên soạn, xuất bản các ấn phẩm lịch sử như: biên niên sự kiện, kỷ yếu, lịch sử... Các ấn phẩm lịch sử phải được Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và các cơ quan liên quan thẩm định về nội dung trước khi xuất bản, phát hành.
Xem toàn văn Chỉ thị số 32-CT/TU ngày 3/12/2018 tại đây:
HO