KỶ NIỆM 80 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM (22/12/1944 - 22/12/2024) VÀ 35 NĂM NGÀY HỘI QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN (22/12/1989 - 22/12/2024)
Tin tức hoạt động
Đăng ngày: 20/01/2015 - Lượt xem: 170
Kết quả công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử các cấp

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cũng đã biên soạn, phát hành Tập bài giảng Lịch sử địa phương dùng cho các trường THCS, THPT trong tỉnh; Tập bài giảng Lịch sử Đảng bộ tỉnh dùng trong các Trung tâm bồi dưỡng chính trị  huyện, thành phố và trường Chính trị Nguyễn Văn Linh…

Thực hiện Chỉ thị số 15 ngày 28/8/2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và Chỉ thị số 06 ngày 26/3/1998 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ “về việc nghiên cứu, biên soạn, xuất bản lịch sử Đảng bộ các cấp, lịch sử ngành và đoàn thể tỉnh”, trong thời gian vừa qua, công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử tỉnh ta đã được chú trọng và đạt một số kết quả đáng khích lệ. Ở cấp tỉnh, sau các cuốn Lịch sử Đảng bộ tập 1 (1930-1954), tập 2 (1954-1975), Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã tham mưu, giúp Ban Thường vụ Tỉnh ủy biên soạn, xuất bản cuốn Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hưng Yên tập 3 (1975-2005). Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cũng đã biên soạn, phát hành Tập bài giảng Lịch sử địa phương dùng cho các trường THCS, THPT trong tỉnh; Tập bài giảng Lịch sử Đảng bộ tỉnh dùng trong các Trung tâm bồi dưỡng chính trị  huyện, thành phố và trường Chính trị Nguyễn Văn Linh…
Ở cấp huyện, ngành và đoàn thể, tính đến tháng 5 năm 2012, toàn tỉnh đã có 13/14 huyện, thành phố, đảng bộ trực thuộc đảng bộ tỉnh biên soạn và phát hành lịch sử đảng bộ các giai đoạn 1930 – 1945, 1954 – 1975, một số đảng bộ đã biên soạn đến năm 2005. Có 5/49 ngành, đoàn thể cấp tỉnh đã biên soạn được lịch sử của ngành mình, bao gồm: Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Liên đoàn lao động tỉnh, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh.
Đối với cấp cơ sở, đã có 106/161 xã, phường, thị trấn đã phát hành hoặc đang tiếp tục biên soạn lịch sử đảng bộ giai đoạn 1930-1945, 1954-1975; một số cơ sở viết đến năm 2010 như: huyện Văn Lâm 11/11 xã, Văn Giang 6/11 xã, Mỹ Hào 13/13 xã, Yên Mỹ 12/17 xã, Khoái Châu 14/25 xã, Ân Thi 14/21 xã, Kim Động 10/19 xã, Tiên Lữ 10/18 xã, Phù Cừ 7/14 xã, thành phố Hưng Yên 5/12 xã, phường.
Việc nghiên cứu, biên soạn, phát hành lịch sử đảng bộ các cấp, lịch sử ngành và đoàn thể đã góp phần tích cực vào việc tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân Hư­ng Yên phát huy truyền thống cách mạng của các thế hệ đi trư­ớc, tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp CNH - HĐH, xây dựng quê hư­ơng giàu đẹp, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng bộ các cấp của tỉnh vẫn còn một số hạn chế. Một số cấp ủy cơ sở chưa tích cực, chủ động trong việc tổ chức sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn, phát hành Lịch sử Đảng bộ cấp mình; kinh phí phục vụ cho việc sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn và phát hành lịch sử Đảng bộ cơ sở còn eo hẹp; một số cơ sở đã sưu tầm, tập hợp được tư liệu, song thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn để biên soạn sách...
Theo kế hoạch, trong thời gian tới, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tiếp tục nghiên cứu, tổng hợp tư liệu lịch sử, đồng thời đẩy mạnh hơn nữa công tác hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ chuyên môn cho các huyện, thành phố, các ngành và đoàn thể để đẩy nhanh việc biên soạn lịch sử Đảng bộ, lịch sử ngành, đoàn thể cấp mình. Các huyện, thành phố đẩy mạnh việc sưu tầm, khai thác tư liệu để tiếp tục biên soạn giai đoạn sau, phấn đấu đến 2015 các huyện hoàn thành xuất bản, phát hành sách lịch sử đến giai đoạn 2010. Các xã, phường, thị trấn tích cực giải quyết mọi khó khăn, tồn tại  để đẩy nhanh tiến độ thực hiện biên soạn, phát hành sách lịch sử đảng bộ cấp mình…

 Đoàn Thị Hoàng Oanh

Tin liên quan