KỶ NIỆM 80 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM (22/12/1944 - 22/12/2024) VÀ 35 NĂM NGÀY HỘI QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN (22/12/1989 - 22/12/2024)
Tin tức hoạt động
Đăng ngày: 07/09/2020 - Lượt xem: 179
Nhiệm vụ, giải pháp triển khai Đề án Chăm sóc vì sự phát triển toàn diện của trẻ em trong những năm đầu đời tại gia đình và cộng đồng

Thực hiện Chương trình phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đăng tải nội dung về công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Nhiệm vụ, giải pháp triển khai Đề án Chăm sóc vì sự phát triển toàn diện của trẻ em trong những năm đầu đời tại gia đình và cộng đồng
Để hoàn thành mục tiêu của Kế hoạch số 05/KH-UBND ngày 10/01/2019 của UBND về chăm sóc vì sự phát triển toàn diện của trẻ em trong những năm đầu đời tại gia đình và cộng đồng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019 - 2020, thời gian tới, các cấp, các ngành và địa phương tập trung truyền thông nâng cao nhận thức về chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em trong những năm đầu đời; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ liên quan đến công tác trẻ em của ngành, đoàn thể các cấp, các cơ sở cung cấp dịch vụ về kiến thức, kỹ năng liên quan đến chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em trong những năm đầu đời, đặc biệt là kiến thức về sức khỏe và dinh dưỡng; tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ em các kiến thức, kỹ năng chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em đến 8 tuổi; kiến thức, kỹ năng làm cha mẹ; kiến thức, kỹ năng chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng và kiến thức, kỹ năng giáo dục sớm; tư vấn, hỗ trợ cha mẹ, người chăm sóc trẻ các kiến thức, kỹ năng nuôi dưỡng trẻ phát triển phù hợp với độ tuổi, về sự phát triển của trẻ em. Xây dựng mô hình “Câu lạc bộ giáo dục gia đình nuôi dạy con phát triển toàn diện”. Đẩy mạnh cung cấp dịch các dịch vụ chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em dưới 8 tuổi phù hợp với nhu cầu phát triển và độ tuổi; ưu tiên tư vấn, hướng dẫn việc chăm sóc trẻ em trong 1.000 ngày đầu đời và phụ nữ mang thai, hỗ trợ giáo dục sớm, chăm sóc nuôi dưỡng trong môi trường an toàn, lành mạnh, bảo đảm phúc lợi xã hội và bảo vệ khỏi xâm hại, bạo lực. Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành, mạng lưới kết nối chuyển tuyến dịch vụ hỗ trợ chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em những năm đầu đời tại gia đình và cộng đồng; thí điểm triển khai các mô hình và tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm hướng dẫn nhân rộng mô hình sau 3 năm triển khai; theo dõi, giám sát, đánh giá về tình hình triển khai thực hiện kế hoạch, chất lượng các dịch vụ chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em và mục tiêu hỗ trợ việc tiếp cận các dịch vụ cho trẻ em tăng cường huy động nguồn lực từ các tổ chức cá nhân trong nước và ngoài nước nhằm thực hiện hiệu quả công tác chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em những năm đầu đời.
 
Nhiệm vụ, giải pháp triển khai Đề án hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận các dịch vụ chăm sóc giáo dục tại cộng đồng
Để thực hiện Kế hoạch số 06/KH-UBND ngày 10/01/2019 về hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019-2020, UBND tỉnh xác định nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu là: đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước; từ đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm của gia đình và toàn xã hội về hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận với các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng. Thực hiện nghiên cứu, xây dựng, phát hành các tài liệu, sản phẩm truyền thông và tổ chức các hoạt động truyền thông về hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận với các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại cộng đồng; mở rộng các hình thức truyền thông, giáo dục về bảo vệ, chăm sóc trẻ em khuyết tật phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn dân cư; tổ chức các hoạt động truyền thông trực tiếp tại cộng đồng và trong trường học về kiến thức, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em khuyết tật cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và bản thân trẻ em. Bên cạnh đó, cần phải nâng cao năng lực và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành, các nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ trẻ em khuyết tật được tiếp cận với các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng. Đồng thời, kế hoạch cũng đề ra một số nhiệm vụ như trợ giúp trẻ em khuyết tật được tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng: Hoàn thiện mạng lưới dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em khuyết tật tại cộng đồng và xây dựng mạng lưới kết nối dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; trợ giúp trẻ em khuyết tật được tiếp cận với các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục, dạy nghề, việc làm, văn hóa, giải trí, thông tin; tạo điều kiện để trẻ em khuyết tật được chỉnh hình, phục hồi chức năng; được tư vấn tâm lý, bảo vệ trẻ em và hòa nhập cộng đồng; chú trọng hoạt động trợ giúp trẻ em khuyết tật được tiếp cận phương thức giáo dục hòa nhập ở các cấp học; thí điểm triển khai các mô hình hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận với các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại cộng đồng. Tăng cường công tác quản lý nhà nước và huy động nguồn lực hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng: tăng cường sự phối hợp giữa các ngành trong việc cung cấp các dịch dịch vụ toàn diện về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em khuyết tật; thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật, chính sách nhằm hỗ trợ trẻ em khuyết tật được tiếp cận với các dịch vụ tại cộng đồng. Xây dựng cơ sở dữ liệu và vận hành hệ thống theo dõi, giám sát, đánh giá hỗ trợ trẻ em khuyết tật được tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục tại cộng đồng; đẩy mạnh xã hội hóa, tranh thủ sự hỗ trợ, tài trợ nguồn lực và kinh nghiệm của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để triển khai, thực hiện hiệu quả các mục tiêu Kế hoạch.
UBND tỉnh Hưng Yên giao Sở Lao động – Thương binh và Xã hội là đơn vị chủ trì, hướng dẫn và theo dõi quá trình thực hiện 02 Đề án. Các sở, ngành, đoàn thể khác căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công tổ chức triển khai, phối hợp thực hiện Kế hoạch. UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch tại địa phương…
 
 


 
Tin liên quan