1. Tham mưu giúp cấp ủy xây dựng, ban hành các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, thông báo về văn hoá, góp phần xây dựng và phát triển văn hoá trên địa bàn theo đường lối văn hoá của Đảng
Căn cứ vào nội dung các văn bản chỉ đạo của Trung ương đề xuất với tỉnh ủy, thành ủy xây dựng, ban hành các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, thông báo về văn hoá, làm căn cứ chỉ đạo thực hiện chủ trương, quan điểm, nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hoá của Đảng, vận dụng vào điều kiện cụ thể của địa phương.
Một số văn bản của Đảng đang có hiệu lực chỉ đạo là:
- Chỉ thị số 27-CT/TW của Bộ Chính trị (khoá VIII) về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội.
- Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Kết luận Hội nghị Trung ương 10 (khoá IX) về tiếp thu thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) về văn hoá.
- Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khoá X) về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới.
- Kết luận số 5l-KL/TW của Bộ Chính trị (khoá X) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 27-CT/TW của Bộ Chính trị (khoá VIII).
- Chỉ thị số 46-CT/TW của Ban Bí thư (khoá X) về chống xâm nhập của các sản phẩm văn hoá độc hại, gây hủy hoại đạo đức xã hội.
- Nghị quyết Đại hội XI của Đảng (phần liên quan đến văn hoá). Nghị quyết Đại hội XI tiếp tục khẳng định chủ trương: ''Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hoá gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển''.
Ngoài ra là những quy định của Đảng liên quan đến tổ chức, cán bộ và hoạt động văn hoá.
2. Tham mưu và giúp cấp ủy tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền, hướng dẫn xây dựng chương trình, kế hoạch hành động thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, thông báo của Đảng ở Trung ương và tỉnh, thành ủy liên quan đến văn hoá
Khi Trung ương Đảng và tỉnh ủy, thành ủy ban hành các văn bản chỉ đạo, Ban Tuyên giáo các địa phương có nhiệm vụ tham mưu với cấp ủy việc triển khai học tập, quán triệt:
- Chuẩn bị tài liệu phục vụ học tập
- Lựa chọn báo cáo viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, có khả năng thuyết trình dân tích những vấn đề mới, những quan điểm, giải pháp cơ bản trong văn kiện, chuẩn bị chu đáo đề cương bài thuyết trình.
- Xây dựng chương trình hành động xác định rõ mục tiêu, nội dung và các giải pháp thực hiện.
- Xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện chương trình hành động, phân công trách nhiệm rõ ràng đối với tổ chức, cá nhân chủ trì, phối hợp, thời gian triển khai và thời gian hoàn thành.
3. Tổ chức khảo sát, kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện đường lối văn hoá của Đảng để điều chỉnh, hoàn thiện các chủ trương, biện pháp, cơ chế, chính sách liên quan đến văn hoá
Định kỳ 2,5 năm, 5 năm, 10 năm, Ban Tuyên giáo đề xuất với tỉnh ủy, thành ủy cho sơ kết, tổng kết các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng để đánh giá những mặt tích cực, những yếu kém, khuyết điểm, từ đó kiến nghị điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các chủ trương, chính sách, tạo cơ sở pháp lý để văn hoá phát triển.
4. Tham mưu đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động văn hoá nhân các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị ở địa phương
Hoạt động văn hoá là liên tục sáng tạo. Mỗi ngày trên địa bàn tỉnh, thành phố diễn ra vô vàn hoạt động văn hoá đáp ứng nhu cầu của mọi tầng lớp xã hội. Công tác văn hoá của Đảng cần quan tâm lựa chọn những hoạt động văn hoá tiêu biểu có tác động đến dư luận xã hội. Với phương châm“xây đi đôi với chống”, lấy ''xây” là chính, hoạt động văn hoá tuyên truyền sự nghiệp đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, tuyên truyền các sự kiện chính trị ở địa phương, động viên các tầng lớp nhân dân tin tưởng, phấn khởi thực hiện tốt công việc được giao. Muốn vậy, công tác tham mưu phải coi trọng việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của các chương trình văn hoá tham gia phục vụ các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị ở địa phương, tạo sự hấp dẫn, thuyết phục, trúng chủ đề, làm đậm đà nội dung giáo dục chính trị tư tưởng của văn hoá.
5. Tham mưu với cấp ủy xử lý các tình huống bức xúc nảy sinh trong lĩnh vực văn hoá ảnh hưởng đến an ninh trật tự và phát triển kinh tế-xã hội
Công tác tham mưu trên lĩnh vực văn hoá nhằm mục đích tạo điều kiện để mọi hoạt động văn hoá phát triển lành mạnh, đúng đường lối văn hoá của Đảng.
Thực tiễn đời sống văn hoá nước ta hiện nay là cái xấu, cái tốt đan xen nhau; có nơi cái xấu, cái tiêu cực còn tác động chi phối cái tốt. Do vậy, công tác tham mưu phải nắm bắt, sớm phát hiện vấn đề gây bức xúc trong xã hội để đề xuất với cấp ủy chỉ đạo giải quyết kịp thời. Một số vấn đề văn hoá cần quan tâm:
- Các tệ nạn xã hội diễn ra như mãi dâm núp bóng vũ trường, nhà hàng karaoke, cắt tóc gội đầu thư giãn, việc sử dụng thuốc lắc trong các vũ trường; chương trình nghệ thuật thoát y vũ; chiếu cờ bạc ở các lễ hội, phong cách sống emo quái đảm, lối sống xa lạ với thuần phong mĩ tục của dân tộc (đồng tính...)
- Hoạt động tâm linh, ngoại cảm; những giá đồng gọi hồn;
- Bạo lực gia đình, bạo lực học đường;
- Lưu hành các sản phẩm văn hoá độc hại;
- Hoạt động của các tổ chức văn hoá xã hội, như Ban liên lạc dòng họ, câu lạc bộ thơ văn, hội nghề nghiệp...;
- Thương mại hoá việc cưới, việc tang, lễ hội;
- Xâm hại di tích lịch sử - văn hoá;
- Chất lượng chương trình văn hoá, nghệ thuật trên Đài phát thanh, truyền hình.
6. Tham mưu giúp cấp ủy xây dựng đội ngũ cán bộ văn hoá và tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ văn hoá triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ được giao
Công tác cán bộ là công tác trọng tâm của Đảng. Đảng ta chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, phát hiện, sử dụng và đãi ngộ cán bộ. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: ”Mọi việc thành công hay thất bại do cán bộ tốt hay xấu''. Ban Tuyên giáo đồng thời với việc tham mưu với tỉnh ủy, thành ủy về các hoạt động văn hoá diễn ra trên địa bàn, còn có việc nắm tình hình cán bộ quản lý, đội ngũ cán bộ chuyên môn, đội ngũ văn nghệ sĩ, căn cứ vào chiến lược cán bộ của Đảng để đề xuất với tỉnh ủy, thành ủy chỉ đạo, có những giải pháp phù hợp, tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ văn hoá phát triển đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Cán bộ quản lý văn hoá pháp được đào tạo và kinh qua hoạt động trên lĩnh vực văn hoá.
Giám sát và đôn đốc các tổ chức thực hiện nghiêm túc quy hoạch nguồn cán bộ, có kế hoạch đào tạo, giao nhiệm vụ để cán bộ nguồn văn hoá thể hiện phẩm chất, năng lực, tạo dựng uy tín.
7. Tham mưu hướng dẫn Ban Tuyên giáo cấp dưới triển khai thực hiện các nhiệm vụ văn hoá của cấp ủy cấp trên và mở các lớp bồi duỡng nghiệp vụ về văn hoá
Phòng văn hoá- văn nghệ các Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, thành ủy có nhiệm vụ tham mưu với lãnh đạo Ban ra các văn bản hướng dẫn Ban Tuyên giáo cấp huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh về các công việc trọng tâm về văn hoá từng quý, những vấn đề cần tập trung giải quyết, thông tin những chủ trương và quyết sách mới của cấp ủy Đảng cấp trên về hoạt động văn hoá và những công việc liên quan đến công tác tổ chức, cán bộ, xây dựng nguồn lực phát triển văn hoá.
Tham mưu với tỉnh ủy, thành ủy mở các lớp bồi dưỡng nâng cao nhận thức và nghiệp vụ văn hoá đối với các đối tượng làm công tác chỉ đạo định hướng và quản lý văn hoá trên địa bàn cấp huyện, xã.
8. Tham mưu cấp ủy chỉ đạo đấu tranh và xử lý các hoạt động văn hoá liên quan đến âm mưu ''diễn biến hòa bình'' trên lĩnh vực tư tưởng –văn hoá
Các thế lực thù địch chế độ xã hội chủ nghĩa nhiều năm qua sử dụng các thủ đoạn tinh vi, nham hiểm thực hiện ''âm muu diễn biến hòa bình'' nhằm tạo sự chuyển hoá tư tưởng, thúc đẩy “tự diễn biến” trong nội bộ cán bộ, nhân dân. Chúng triệt để lợi dụng các hoạt động văn hoá để thực hiện âm mưu trên. Chúng tìm mọi cách tác động vào đạo đức, lối sống của giới trẻ, cổ vũ lối sống xa rời lý tưởng cách mạng, chạy theo lối sống tự do cá nhân cực đoan, đồi trụy, trái thuần phong mĩ tục của dân tộc, coi kiếm tiền là trên hết, cổ vũ hưởng thụ vật chất, xa lánh chính trị, công tác xã hội, trốn tìm vào tín ngưỡng, tôn giáo, reo rắc duy tâm thần bí.
Nguồn Ban Tuyên giáo Trung ương