KỶ NIỆM 80 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM (22/12/1944 - 22/12/2024) VÀ 35 NĂM NGÀY HỘI QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN (22/12/1989 - 22/12/2024)
Chỉ đạo - Hướng dẫn - Nghiệp vụ
Đăng ngày: 15/12/2018 - Lượt xem: 234
Vị trí, vai trò của tuyên truyền miệng trong hệ thống công tác tư tưởng

Tuyên truyền miệng và hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên là một trong những kênh thông tin quan trọng nhất của công tác tư tưởng để tiến hành hoạt động tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật nhà nước. Đảng ta sử dụng nhiều kênh thông tin, nhiều công cụ và phương tiện như: hệ thống trường lớp, nhất là hệ thống trường chính trị; các phương tiện thông tin đại chúng; các thiết chế văn hoá và các hoạt động văn hoá; sinh hoạt, hội họp của các tổ chức; tuyên tuyền miệng và hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên;…

Tuyên truyền miệng là dùng miệng để tuyên truyền trực tiếp với người nghe, không qua một phương tiện trung gian nào nhằm tuyên truyền một cách có hệ thống quan điểm, đường lối, chính sách của một giai cấp, lực lượng xã hội. Tuyên truyền miệng là một loại hình đặc biệt để tiến hành công tác tư tưởng, là một nghệ thuật - nghệ thuật tác động của người nói (nhà tuyên truyền) đối với người nghe (đối tượng tuyên truyền). Khi người nghe tiếp thu bài nói chuyện như cảm thụ một giá trị nghệ thuật nhằm thỏa mãn một nhu cầu về nhận thức, tư tưởng, tình cảm của bản thân. Nghệ thuật tuyên truyền miệng được tiến hành chủ yếu bằng hoạt động của nhà tuyên truyền thông qua các yếu tố: sự hiểu biết sâu sắc về đối tượng, nội dung, chất lượng thông tin, đề cương và lập luận của bài nói chuyện, nghệ thuật diễn đạt làm chủ lời nói, phong cách biểu cảm, bối cảnh sôi động của vấn đề tuyên truyền, sự học tập, rèn luyện trau dồi nghiệp vụ của báo cáo viên, tuyên truyền viên.
Tuyên truyền miệng có thể tiến hành bất cứ ở đâu, lúc nào, thích hợp với mọi điều kiện, hoàn cảnh; đáp ứng yêu cầu của mọi đối tượng; có sức truyền cảm, thuyết phục, cổ vũ mạnh mẽ; có khả năng gắn với đời sống một cách sinh động; kết hợp giữa xây và chống, đấu tranh phê phán tiêu cực, sai trái; giải đáp thắc mắc của người nghe thông qua đối thoại trực tiếp. Hiện nay, cho dù có những phương tiện truyền thông hiện đại, nhưng tuyên truyền miệng vẫn là hình thức, phương pháp tuyên truyền đặc biệt quan trọng.
Tuyên truyền miệng và hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên là một trong những kênh thông tin quan trọng nhất của công tác tư tưởng để tiến hành hoạt động tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước. Đảng ta sử dụng nhiều kênh thông tin, nhiều công cụ và phương tiện như: hệ thống trường lớp, nhất là hệ thống trường chính trị; các phương tiện thông tin đại chúng; các thiết chế văn hoá và các hoạt động văn hoá; sinh hoạt, hội họp của các tổ chức; tuyên tuyền miệng và hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên;… Trong số các kênh thông tin trên thì tuyên truyền miệng và hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên được Đảng ta xác định là quan trọng nhất nhằm tuyên truyền, giáo dục đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước ta đến rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân để cho họ hiểu, tin và làm theo chỉ thị, nghị quyết.
Trong giai đoạn hiện nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự bùng nổ  về thông tin đại chúng với những phương tiện truyền thông hiện đại đem nội dung thông tin đến cho người tiếp thu nhanh, chính xác,… nhưng không phương tiện nào có thể thay thế được hoạt động tuyên truyền miệng vì: Đây là phương tiện truyền thông ra đời sớm nhất và giữ vai trò rất quan trọng trong xã hội loài người. Trong công tác tư tưởng thì tuyên truyền miệng cũng là loại hình truyền thông đặc biệt quan trọng của Đảng ta hiện nay.
Khoa học kỹ thuật phát triển đã tác động đến tất cả mọi người vừa có nhu cầu, vừa có cơ hội để mở rộng giao lưu, tiếp nhận thông tin. Hàng ngày, chúng ta có thể tiếp nhận thông tin từ mọi phương tiện thông qua các phương tiện truyền thanh, truyền hình, sách, báo, điện thoại, internet,.… Nhưng đối với vấn đề chính trị nói chung và với công tác tư tưởng nói riêng thì lời nói, cử chỉ, điệu bộ trong tuyên truyền luôn luôn giữ một vai trò quan trọng nhằm tác động trực tiếp đến người nghe bằng các giác quan, đặc biệt là thị giác nên học tiếp nhận thông tin, nhận thức và thay đổi hành vi nhanh hơn, hiệu quả hơn mà các phương tiện thông tin đại chúng không thể thay thế được. Trong tuyên truyền miệng, ngôn ngữ nói có ưu thế và mang tính phổ biến trong giao tiếp xã hội. Với công cụ là lời nói, tuyên truyền miệng có khả năng truyền đạt thông tin đến mọi đối tượng, với mọi trình độ khác nhau, kể cả đối tượng không biết chữ, không có khả năng tiếp thu thông tin bằng chữ viết.
Tuyên truyền miệng là hình thức đưa thông tin đến mọi đối tượng nghe một cách trực tiếp, sinh động phong phú. Bởi đó là sự giao tiếp trực tiếp mà phương tiện chủ yếu để chuyển tải thông tin là ngôn ngữ nói kết hợp nhuần nhuyễn với phong cách của nhà tuyên truyền, tạo nên sự hấp dẫn giữa người nói và người nghe. Bằng lời nói người báo cáo viên, tuyên truyền viên có thể trình bày vấn đề một cách có hệ thống, diễn đạt các quan điểm, tư tưởng, phạm trù, quy luật một cách rõ ràng, chính xác cụ thể, sát với trình độ, nhận thức, tư duy của người nghe. Đồng thời có thể sử dụng có hiệu quả các yếu tố cận ngôn ngữ như: ngữ điệu, ngữ âm, trường độ cao độ của tiếng nói, các yếu tố về thanh sắc… để tạo ra tính truyền cảm cho lời nói.
Bên cạnh đó, người nói còn có thể kết hợp với các yếu tố phi ngôn ngữ như: tư thế cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, nụ cười... Mọi yếu tố trên khi được sử dụng linh hoạt sẽ bổ sung cho nhau và truyền đạt được những sắc thái tinh tế của ý nghĩ và tình cảm tác động đến người nghe. Chỉ có thông qua tuyên truyền miệng mới thực hiện tối đa cơ chế tác động giữa người nói với người nghe đồng thời qua đó có khả năng thu nhận thông tin tốt cả hai chiều:
Kênh thông tin xuôi: Nhà tuyên truyền nhằm truyền đạt nội dung đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với quần chúng nhân dân một cách trực tiếp thông qua đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của Đảng ta.
 Kênh thông tin ngược (phản hồi): Qua phản ánh của quần chúng nhân dân, báo cáo viên nắm bắt được tâm tư nguyện vọng, tình cảm của nhân dân để kịp thời điều chỉnh nội dung cũng như phương thức tuyên truyền sát với thực tiễn ở từng địa phương, cơ quan, đơn vị.
 Với vai trò quan trọng này, công tác tuyên truyền miệng được Đảng, Nhà nước ta hết sức coi trọng. Đảng ta sử dụng nó như một công cụ đắc lực khi hoạt động bí mật cũng như khi giành chính quyền. Hiện nay, Đảng ta đang xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên ở khắp các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội trên phạm vi cả nước với số lượng ngày càng tăng. Phương thức tuyên truyền miệng của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên đã và đang tác động tích cực góp phần đưa đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với quần chúng nhân dân, tạo sự thống nhất trong Đảng và toàn xã hội, cổ vũ các phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân và thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước.
Tin liên quan