NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG 80 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG TÁM THÀNH CÔNG (19/8/1945 - 19/8/2025) VÀ QUỐC KHÁNH NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (2/9/1945 - 2/9/2025)
Tin tức hoạt động
Đăng ngày: 04/05/2019 - Lượt xem: 276
Hưng Yên: Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ lợn thương phẩm

Thời gian qua bệnh dịch tả lợn Châu phi đã bùng phát tại một số tỉnh thành trong cả nước và có nhiều diễn biến phức tạp, trong đó Hưng Yên là một trong những tỉnh có bệnh dịch bùng phát sớm và gây thiệt hại nặng nề cho người dân. 

Bệnh dịch tả lợn Châu Phi đã xuất hiện trên địa bàn tỉnh từ ngày 01/2/2019 đến ngày 26/4/2019 và đã nan ra 138 xã của 10 huyện, thành phố, với tổng số con lợn đã bị tiêu hủy là 71.649 con. Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các ngành chức năng, các địa phương trong tỉnh đã triển khai đồng bộ các giải pháp, công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi như: thành lập ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật; thành lập các chốt kiểm dịch động vật liên ngành, chốt kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn giáp ranh. Trong đó, cấp tỉnh đã thành lập 10 chốt kiểm dịch động vật liên ngành trên các trục đường giao thông chính tại địa bàn giáp ranh với các tỉnh Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương và thành phố Hà Nội; cấp huyện, thành phố thành lập 14 chốt; cấp xã thành lập 280 chốt.  Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền về tính chất, mức độ nguy hại của bệnh dịch được tăng cường; vệ sinh, phun khử trùng tiêu độc, rắc vôi bột tại các khu vực chăn nuôi, tiêu hủy lợn bị mắc bệnh… Đến nay, trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã cơ bản khống chế được bệnh dịch tả lợn Châu Phi.
 
Có thể thấy từ khi xảy ra bệnh dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh, hoạt động tiêu thụ lợn gặp nhiều khó khăn do tâm lý “tẩy chay” thịt lợn của người tiêu dùng. Tuy vậy, từ khi có Nghị quyết số 16-NQ/CP, hoạt động mua bán, tiêu thụ lợn bắt đầu được khơi thông, bước đầu giảm bớt khó khăn cho người chăn nuôi. Tính đến tháng 4/2019 tổng đàn lợn của tỉnh đạt 543.250 con. Chăn nuôi Hưng Yên tiếp tục phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, chuyển đổi từ chăn nuôi quy mô hộ, chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi trang trại, gia trại. Quy mô tập trung, theo điều tra hiện nay trên địa bàn tỉnh có 11.525 hộ chăn nuôi lợn quy mô bình quân 25-30 con/hộ và 540 trang trại đã được cấp chứng nhận quy mô bình quân từ 400-500 con. Chăn nuôi từng bước phát triển theo hướng ATSH khoảng 8-10% hộ chăn nuôi ATSH; đảm bảo an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm. Với cơ cấu đàn và cơ cấu giống của Hưng Yên như hiện tại, hàng tháng sản xuất ra bình quân từ 9.000-10.000 tấn thịt lợn hơi và 80-90 ngàn con lợn giống các loại, trong điều kiện bình thường, nhiều năm nay việc tiêu thụ sản phẩn chăn nuôi lợn ngoài tiêu thụ nội tỉnh, phần còn lại được tiêu thụ chủ yếu là thị trường trong nước.
 
Thời gian tới, để khắc phục hậu quả của bệnh dịch tả lợn Châu Phi các ngành chức năng trong tỉnh cần có những giải pháp trước mắt cũng như giải pháp lâu dài để ngành chăn nuôi của tỉnh đạt hiệu quả theo hướng phát triển bền vững.
 
Trước tiên, cần tập trung vào một số giải pháp trước mắt như: Tiếp tục tập trung cao, triển khai có hiệu quả các giải pháp đồng bộ để khoanh vùng, cách ly và dập tắt dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh; Hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện tốt “5 không”, đồng thời thực hiện tốt Nghị quyết 16/NQ-CP của Chính phủ ngày 07/03/2019 và chỉ đạo của UBND tỉnh về hỗ  trợ cho người chăn nuôi lợn. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền dưới nhiều hình thức phù hợp, đặc biệt là thông qua Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, hệ thống loa truyền thanh tại các địa phương, phát hành tờ rơi, tờ gấp, … hướng dẫn tiêu dùng thịt lợn an toàn, làm cho người tiêu dùng yên tâm tiêu tụ sản phẩm từ thịt lợn. Tổ chức tốt các hoạt động kiểm dịch, xét nghiệm, cho phép lưu thông, giết mổ đối với lợn khỏe mạnh, an toàn tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động mua bán, vận chuyển, giết mổ lợn khỏe mạnh, an toàn trên địa bàn tỉnh. Tập trung kết nối, tìm kiếm đầu mối tiêu thụ, các doanh nghiệp, cơ sở giết mổ tập trung, chế biến thịt lợn nhằm khẩn trương tiêu thụ số lượng lợn đã đến thời điểm xuất chuồng, giảm thiệt hại cho người chăn nuôi. Xây dựng triển khai ngay các điểm bán thịt lợn an toàn tại các khu vực tập trung dân cư, thị trấn, thị tứ, thành phố để vừa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, vừa góp phần đẩy mạnh tiêu thụ lợn an toàn đã đến thời điểm xuất chuồng.
 
Ngoài những giải pháp trước mắt nêu trên, để ngành chăn nuôi tỉnh Hưng Yên phát triển có tính bền vững thì cần có những giải pháp lâu dài như: Rà soát, đánh giá lại năng lực chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh, nắm bắt thông tin dự báo thị trường tiêu thụ để phát triển chăn nuôi với quy mô phù hợp; chuyển đổi mô hình chăn nuôi phân tán gắn liền với từng hộ dân sang chăn nuôi tập trung để nâng cao chất lượng sản phẩm, số lượng thương phẩm đáp ứng được các hợp đồng có yêu cầu chất lượng cao, số lượng lớn. Mời gọi nhà đầu tư, doanh nghiệp đầu tư các cơ sở giết mổ tập trung, đi kèm với hệ thống cơ chế, kho lạnh bảo quản đồng thời xây dựng mối liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp chế biến, các hệ thống siêu thị, kinh doanh phân phối thực phẩm tạo thành chuỗi liên kết vững chắc giữa người chăn nuôi – cơ sở giết mổ, chế biến – doanh nghiệp phân phối – người tiêu dùng. Xây dựng mạng lưới kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm cho hệ thống giết mổ và phân phối thịt. Dần loại bỏ các cơ sở giết mổ quá nhỏ, trong khu dân cư, không đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Loại bỏ có lộ trình bằng các quy định và tiêu chuẩn cơ sở giết mổ. Xây dựng tiêu chuẩn vệ sinh cho các điểm bán thịt lẻ. Các tiêu chuẩn về bảo quản, bao gói và tiến đến phải có liên kết hợp đồng với các điểm giết mổ đạt tiêu chuẩn mới được hàng nghề. Hướng tới mục tiêu 100% thịt được tiêu thụ qua hệ thống giết mổ và bán lẻ phải là thịt có xác nhận nguồn gốc. Đơn giản hóa thủ tục hành chính để các tổ chức và cá nhân dễ dàng tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu; hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn để kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm với hàng hóa nhập khẩu. Đối với nhập khẩu thịt chính ngạch cần xây dựng hàng rào kỹ thuật cao, hạn chế sản phẩm chất lượng thấp, có dư lượng thuốc, hóa chất trong thịt. Xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn nhập khẩu theo thông lệ quốc tế để bảo hộ người chăn nuôi trong nước.
 
Để thực hiện được các giải pháp nêu trên cần có sự vào cuộc của các cấp, ngành từ Trung ương đến địa phương. Trong đó, Trung ương cần có hướng dẫn, chương trình, kế hoạch giám sát dịch bệnh tả lợn Châu Phi cho các tỉnh, nhất là đối với trong vùng có dịch để có giải pháp vận chuyển lợn khỏe mạnh ra khỏi vùng dịch; trong đó cần cụ thể tần xuất lấy mẫu, số lượng mẫu và khi nào đảm bảo được xuất ra khỏi vùng dịch; tiếp tục tìm kiếm, mở rộng thị trường, hỗ trợ các địa phương  kết nối xuất khẩu thịt lợn; hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với thịt lợn nhập khẩu; đơn giản hóa các loại giấy tờ, thủ tục liên quan đến tiêu thụ và xuất khẩu thịt lợn; kết nối, tìm kiếm nhà đầu tư, doanh nghiệp đầu tư cơ sở giết mổ tập trung quy mô lớn, doanh nghiệp chế biến thực phẩm vào địa bàn tỉnh Hưng Yên. Rà soát, điều chỉnh chiến lược phát triển chăn nuôi lợn của cả nước, khuyến cáo và có các biện pháp hữu hiệu ngăn chặn việc phát triển chăn nuôi tràn lan theo phong trào vượt quá khả năng tiêu thụ. Tiếp tục tìm kiếm, mở rộng thị trường, hỗ trợ các địa phương kết nối xuất khẩu thịt lợn; hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với thịt lợn nhập khẩu; đơn giản hóa các loại giấy tờ, thủ tục liên quan đến tiêu thụ và xuất khẩu thịt lợn; kết nối, tìm kiếm nhà đầu tư, doanh nghiệp đầu tư cơ sở giết mổ tập trung quy mô lớn, doanh nghiệp chế biến thịt lợn vào địa bàn tỉnh Hưng Yên.
 
Đối với các cấp, ngành chức năng trong tỉnh cần có kế hoạch cụ thể xây dựng chương trình, đề án hỗ trợ kỹ thuật, kinh phí cho các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chuyển đổi từ chăn nuôi lợn sang chăn nuôi các động vật khác đảm bảo phát triển kinh tế và an sinh xã hội. Thực hiện đề án phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư để nâng cao chất lượng, số lượng thương phẩm đáp ứng được các hợp đồng có chất lượng cao, số lượng lớn; phát triển các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, chứng nhận chăn nuôi hữu cơ. Có cơ chế khuyến khích đủ mạnh để thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư có năng lực xây dựng, triển khai dự án đầu tư cơ sở giết mổ tập trung đồng bộ trên địa bàn tỉnh.
 
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần triển khai hợp đồng liên kết lâu dài tiêu thụ lợn an toàn của các trang trại hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh vừa đảm bảo nguồn cung chất lượng ổn định, vừa hỗ trợ tạo sự yên tâm trong sản xuất, chăn nuôi của người dân. Các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh cần nâng cao tinh thần chủ động, tích cự tham gia và khai thác hiệu quả các hoạt động kết nối, liên kết, hợp tác; nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo nghiêm quy trình chăn nuôi an toàn, thực hiện tốt các yêu cầu về an toàn thực phẩm, góp phần nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi.
Phạm Văn Nghệ
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
 

 

Tin liên quan