Ngày 19/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, kết quả nhiệm kỳ Đại hội XII và định hướng các nội dung triển khai trong nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng”.
Đồng chí Bùi Trường Giang, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì Hội thảo.
Đồng chí Bùi Trường Giang, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì Hội thảo.
Tham dự Hội thảo có các chuyên gia, các nhà khoa học và các nhà hoạt động thực tiễn, lãnh đạo Ban tuyên giáo các tỉnh ủy, thành ủy khu vực phía Bắc, đội ngũ chuyên trách tham mưu triển khai thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW.
Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là tài sản vô cùng quý báu của Đảng và dân tộc ta. Trong suốt chặng đường 35 năm đổi mới xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta luôn khẳng định Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam. Với nhận thức sâu sắc và nhất quán đó, trong những năm qua, Đảng ta đã ban hành nhiều văn bản quan trọng lãnh đạo, chỉ đạo việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh,
được bổ sung, phát triển qua mỗi nhiệm kỳ.
Đảng ta đã ban hành:
- Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 27/3/2003 của Ban Bí thư (khóa IX) về “Đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới”, - Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 7/11/2007 của bộ Chính trị (khóa X) về “Tổ chức cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, - Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị (khóa XI) về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, - Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị (khóa XII) về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. |
Quán triệt việc thực hiện các chỉ thị của Đảng, đến nay v
iệc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã triển khai sâu rộng, thường xuyên, đạt được những kết quả nhất định, có sức lan tỏa và tác động mạnh mẽ trong toàn Đảng, hệ thống chính trị và trong nhân dân. Hiệu quả của việc đẩy mạnh học tập và vận dụng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã tạo ra những thay đổi rõ nét, góp phần thiết thực trong công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Các hình thức tổ chức học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh phong phú, đa dạng làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, đồng chí Bùi Trường Giang nhấn mạnh, Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XIII khẳng định cần: “Đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng, thực hiện thường xuyên, sâu, rộng, có hiệu quả việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị”. Vì vậy, việc đánh giá đúng thực trạng học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, chỉ ra nguyên nhân, đề xuất các giải pháp phát huy kết quả đạt được, khắc phục các hạn chế, thiếu sót, nâng cao hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người trong giai đoạn tới có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Hội thảo “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh – Kết quả nhiệm kỳ Đại hội XII và định hướng các nội dung triển khai trong nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng” được tổ chức nhằm xây dựng các căn cứ khoa học cả về lý luận và thực tiễn để tham mưu, đề xuất với Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về những nội dung, định hướng chỉ đạo việc tiếp tục học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng”.
Tại Hội thảo, các tham luận, các ý kiến đã tập trung thảo luận, phân tích kỹ, luận giải khoa học và làm sáng tỏ những giá trị lý luận, thực tiễn của tư tưởng, đạo đức, phong cách và có thể nói cả phương pháp luận Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đấu tranh, giành độc lập giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước; trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; trong sự nghiệp xây dựng văn hóa, con người Việt Nam phát triển toàn diện; trong sự nghiệp xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, đưa tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh từng bước trở thành nền tảng tư tưởng vững chắc trong đời sống xã hội.
Các tham luận Hội thảo đã tập trung làm rõ giá trị của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với ý nghĩa là nền tảng tư tưởng kim chỉ nam của Đảng và con đường cách mạng Việt Nam với những nội dung cốt lõi: về giải phóng dân tộc, giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn với CNXH, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, khối đại đoàn kết dân tộc; về quyền con người, quyền làm chủ của nhân dân; về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thật sự của dân, do dân, vì dân; về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân; về phát triển kinh tế, vǎn hoá, xã hội không ngừng nâng cao đời sống vất chất và tinh thần của nhân dân; về đạo đức cách mạng; về chǎm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân...
Bên cạnh đó, Hội thảo cũng nhấn mạnh những nội dung có ý nghĩa thời đại trong tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cần học tập và vận dụng để đáp ứng những yêu cầu của bối cảnh phát triển mới, như: Xây dựng và hiện thực hóa khát vọng hoà bình, thống nhất, độc lập, tự do, hạnh phúc, phát triển Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc theo tư tưởng Hồ Chí Minh; Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách và phương pháp Hồ Chí Minh trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, trong đó nhấn mạnh nội dung xây dựng Đảng về văn hóa, phòng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm, thực hành tiết kiệm, kỷ cương, dân chủ, nêu gương, trách nhiệm trong cán bộ, đảng viên; Vận dụng triết lý phát triển xã hội bền vững theo tư tưởng Hồ Chí Minh để giải quyết nhiều vấn đương đại, cấp bách như: giải quyết các vấn đề xã hội, phân tầng xã hội, biến đổi cơ cấu xã hội; phát triển toàn diện con người Việt Nam; phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ; bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo; xây dựng đất nước hòa bình, độc lập, thống nhất, phồn vinh, hạnh phúc và phát triển bền vững trong giai đoạn hiện nay...
Hội thảo đánh giá cao kết quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong những năm qua đã để lại nhiều dấu ấn, ngày càng thực chất, đi vào chiều sâu, dần trở thành ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm của mỗi tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, của từng cán bộ, đảng viên và nhân dân. Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng gắn với các khâu đột phá ở mỗi địa phương, đơn vị đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, cải cách hành chính, xây dựng đạo đức công vụ, chống các biểu hiện suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức; đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, củng cố niềm tin của nhân dân… Nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo của các địa phương, cơ quan, ban, ngành Trung ương cần được tôn vinh, nhân rộng.
Các tham luận Hội thảo cũng thẳng thắn chỉ rõ những hạn chế như: Công tác quán triệt, tuyên truyền, giáo dục còn chưa thật sự sáng tạo, hấp dẫn và phù hợp với từng đối tượng. Việc chọn nội dung đột phá, giải quyết những vấn đề bức xúc, nổi cộm của một số cấp ủy, địa phương, đơn vị chưa được quan tâm đúng mức, chưa quyết liệt trong tổ chức thực hiện. Chất lượng công tác kiểm tra, giám sát còn hạn chế, việc cảnh báo, phòng ngừa sai phạm thiếu kịp thời, do đó, một số cán bộ, đảng viên bị suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống không được phát hiện sớm để kịp thời chấn chỉnh, dẫn đến phải kỷ luật Đảng hoặc xử lý theo quy định của pháp luật. Công tác phát hiện, xây dựng, biểu dương, khen thưởng, nhân rộng điển hình tiêu biểu chưa được đầu tư tương xứng…
Các ý kiến tại Hội thảo cũng làm rõ bối cảnh, tình hình, yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra, từ đó, xác định mục tiêu, quan điểm, phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu mới. Nhiều ý kiến tâm huyết tập trung vào những giải pháp đổi mới nội dung, phương thức học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh có ý nghĩa thực tiễn, thiết thực, mang tính khả thi cao.
Về công tác tham mưu cho Trung ương Bộ Chính trị, Ban Bí thư và công tác lãnh đạo, chỉ đạo, nhiều ý kiến đề xuất cần ban hành Chỉ thị mới về thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW. Chỉ thị sẽ tiếp tục gắn với Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và Nghị quyết 35-NQ/TW về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới, trong đó bổ sung về phương pháp luận, vận dụng sáng tạo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Các ý kiến cũng đề nghị: trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo cần nâng cao vai trò của cấp uỷ, Trung ương chỉ đạo bao quát và giao quyền mạnh mẽ hơn cho địa phương để tổ chức việc học tập sát hợp với địa phương, cơ sở. Các nghị quyết chuyên đề lớn có thể tham mưu để Ban Bí thư ban hành; còn ở địa phương, nhiều ý kiến cũng đề xuất, các chuyên đề học tập cần bám sát lịch sử đảng bộ địa phương, bám sát các hoạt động ở những nơi mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm và làm việc với địa phương, khai thác tư liệu và những dữ liệu lịch sử về các bài phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh để xây dựng các chuyên đề học tập vận tư tưởng của Người tại địa phương cho phù hợp.
Về tổ chức, triển khai, nhiều ý kiến cho rằng, cần gắn với các nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương song phải lưu ý không đồng nhất việc học tập và làm theo Bác với các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ; không đồng nhất mọi gương người tốt, việc tốt đều là những gương học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Về công tác tuyên truyền, cần đẩy mạnh hiệu quả của báo chí, truyền thông đối với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh phù hợp với từng đối tượng, tập trung hơn cho đối tượng hướng đích, ví dụ: giáo dục cho thế trẻ, giáo dục trong gia đình, giáo dục cho cán bộ đảng viên, cán bộ chủ chốt nêu gương và đối tượng quần chúng nhân dân do vậy cần làm sao để lan toả, chia sẻ được đến đối tượng là quần chúng nhân dân; hay các hình thức phát huy hiệu quả tuyên truyền, tôn vinh, biểu dương như: Giải thưởng, Giao lưu điển hình, xây dựng phim ngắn,... đặc biệt nhấn mạnh là phải đưa được hình thức tuyên truyền này lên internet và các trang mạng xã hội,... Cần phải tăng cường sử dụng các phương thức truyền thông mới, không chỉ là các phương thức truyền thống trong tuyên truyền về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách, cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực làm nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, cần chú trọng xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên, đội ngũ nghiên cứu, cán bộ tuyên giáo chuyên trách làm về công tác tư tưởng và đội ngũ này phải trình độ, mẫu mực về đạo đức để chuyển tải những giá trị vô giá của di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, truyền lửa và xây dựng thế hệ cách mạng cho đời sau.
Các ý kiến tập trung, đề xuất rất nhiều cho các chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong nhiệm kỳ mới phải gắn với việc hiện thực hóa khát vọng phát triển Việt Nam và đây cũng là hiện thực hoá khát vọng của Hồ Chí Minh về hoà bình, độc lập dân tộc thống nhất nước nhà.
Nguồn: tuyengiao.vn