KỶ NIỆM 80 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM (22/12/1944 - 22/12/2024) VÀ 35 NĂM NGÀY HỘI QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN (22/12/1989 - 22/12/2024)
Khoa giáo, Văn hoá - Văn Nghệ
Đăng ngày: 20/08/2024 - Lượt xem: 228
Hội nghị tập huấn “Công tác lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ sau 50 năm đất nước thống nhất, đổi mới và phát triển - Thực tiễn và những vấn đề cần quan tâm”

Ngày 20/8, tại thành phố Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức hội nghị tập huấn “Công tác lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ sau 50 năm đất nước thống nhất, đổi mới và phát triển: Thực tiễn và những vấn đề quan tâm”. Tham dự có gần 200 học viên đến từ 28 tỉnh, thành khu vực phía Bắc và một số địa phương, đơn vị khu vực phía Nam.

Toàn cảnh Hội thảo

Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương; Cùng dự có các đồng chí nguyên lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam; Hội Nhà báo Việt Nam; lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh thành phố Hà Nội.

Đoàn Hưng Yên có 08 học viên tham gia tập huấn, do đồng chí Nguyễn Thế Chuyền, Phó Trưởng Ban Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ làm trưởng đoàn.

Phát biểu khai mạc hội nghị, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương nhấn mạnh: “Sau tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) Về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới, ngày 21/6/2024, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 84-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW. Sự ra đời của Kết luận này vừa thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước đến lĩnh vực văn hóa, văn nghệ vừa phản ánh sự sôi động, phong phú, mới mẻ nhưng cũng có phức tạp nhất định, nhất là sự tác động mặt trái của cơ chế thị trường; quá trình hội nhập quốc tế mạnh mẽ, sâu rộng... Thời kỳ mới yêu cầu các cơ quan tuyên giáo, văn hóa, văn nghệ, giáo dục-đào tạo, báo chí, xuất bản cần tăng cường hơn nữa việc nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn một cách có hệ thống, có chiều sâu để nâng cao hơn nữa hiệu quả tham mưu, tư vấn giúp Đảng, Nhà nước các cấp nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, nhằm phát triển mạnh mẽ, vững chắc nền văn học, nghệ thuật nước nhà những năm tiếp theo. "Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã chọn chủ đề Hội nghị tập huấn năm nay là “Công tác lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ sau 50 năm đất nước thống nhất, đổi mới và phát triển - Thực tiễn và những vấn đề cần quan tâm”.

Trực tiếp truyền đạt các chuyên đề có các đồng chí: Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình VHNT Trung ương; PGS.TS Trần Khánh Thành, Phó Chủ tịch Hội đồng; PGS.TS Phạm Xuân Thạch, Chủ nhiệm Khoa Văn học, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội, Ủy viên Hội đồng; TS. KTS Phan Đăng Sơn, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Ủy viên Hội đồng; PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp, nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Ủy viên Hội đồng.

Tham gia hội nghị tập huấn, trong thời gian từ ngày 19 - 23/8, các đại biểu, học viên được nghe giảng viên trình bày các chuyên đề: Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X và Kết luận số 84-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về "Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới"; “VHNT sau 50 năm đất nước thống nhất, đổi mới và phát triển: Thành tựu, những vấn đề đặt ra và định hướng phát triển”; “VHNT với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam”; “VHNT Việt Nam ở nước ngoài với sứ mệnh hàn gắn, kết nối và quảng bá các giá trị văn hóa, văn nghệ Việt Nam”; “Vai trò của kiến trúc tại Việt Nam với sự phát triển bền vững đất nước - Xu hướng đổi mới và hội nhập hiện nay”… Thông qua hội nghị, cung cấp thông tin về những thành tựu quan trọng của VHNT, sự đóng góp của đội ngũ văn nghệ sĩ đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 50 năm qua; nâng cao trình độ, sáng tạo trong sáng tác, nghiên cứu để tiếp tục có những tác phẩm, công trình lý luận, phê bình VHNT chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới.

Xuân Trường

Tin liên quan