KỶ NIỆM 80 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM (22/12/1944 - 22/12/2024) VÀ 35 NĂM NGÀY HỘI QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN (22/12/1989 - 22/12/2024)
Tin tức hoạt động
Đăng ngày: 01/10/2020 - Lượt xem: 117
Khai mạc "Cuộc thi độc tấu và hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc - 2020"

"Cuộc thi độc tấu và hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc - 2020" là hoạt động nghề nghiệp nhằm tôn vinh, quảng bá, bảo tồn và phát huy các giá trị của âm nhạc dân gian Việt Nam.

Ngày 30/9, "Cuộc thi độc tấu và hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc - 2020" do Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) chủ trì, phối hợp với Hội Nhạc sĩ Việt Nam và các địa phương tổ chức, đã khai mạc tại điểm thi thứ năm - Hà Nội. Đây là điểm thi cuối cùng của cuộc thi, sau Đắk Lắk, thành phố Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc.
Tiết mục dự thi của Nhà hát Tuồng Việt Nam (Ảnh: Cục Nghệ thuật biểu diễn) 
Cuộc thi năm nay có 650 nghệ sĩ của 35 đơn vị nghệ thuật trên cả nước tham gia. Tại điểm thi Hà Nội, có 8 đơn vị tranh tài, gồm: Nhà hát Tuồng Việt Nam, Nhà hát Cải lương Hà Nội, Trường Đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội, Nhà hát Dân ca quan họ Bắc Ninh, Nhà hát Cải lương Việt Nam, Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội, Nhà hát Chèo Việt Nam.
Các đơn vị sẽ dự thi trong 2 ngày 1 và 2/10, tại Nhà hát Chèo Việt Nam (số 1 Giang Văn Minh, Ba Đình, Hà Nội). Lễ tổng kết, bế mạc và trao giải cuộc thi diễn ra tại Nhà hát Chèo Việt Nam vào tối 5/10.
"Cuộc thi độc tấu và hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc - 2020" là hoạt động nghề nghiệp nhằm tôn vinh, quảng bá, bảo tồn và phát huy các giá trị của âm nhạc dân gian Việt Nam, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Bên cạnh đó, cuộc thi còn là dịp để các nghệ sĩ biểu diễn nhạc cụ dân tộc tại các đơn vị nghệ thuật, các giảng viên, học sinh, sinh viên đang giảng dạy, học tập chuyên ngành nhạc cụ dân tộc tại những cơ sở đào tạo nghệ thuật thể hiện khả năng cá nhân, giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm trong hoạt động nghệ thuật cũng như bảo tồn, gìn giữ, phát huy những tinh hoa âm nhạc truyền thống Việt Nam.
Từ đó, cơ quan, đơn vị liên quan rút ra những bài học về công tác quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển tài năng và tìm ra phương thức hoạt động góp phần thúc đẩy các loại hình âm nhạc truyền thống phát triển trong thời kỳ mới.
Nguồn: dangcongsan.vn
 
 

 

Tin liên quan