KỶ NIỆM 80 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM (22/12/1944 - 22/12/2024) VÀ 35 NĂM NGÀY HỘI QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN (22/12/1989 - 22/12/2024)
Tin tức hoạt động
Đăng ngày: 20/11/2020 - Lượt xem: 90
Khánh thành cầu Ba Đông và Khuôn viên bảo tồn Cây vải tổ Vải trứng Hưng Yên trên địa bàn huyện Phù Cừ

Ngày 20.11, UBND huyện Phù Cừ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Lễ khánh thành công trình xây dựng cầu Ba Đông trên ĐH.81 huyện Phù Cừ và Khuôn viên bảo tồn Cây vải tổ Vải trứng Hưng Yên. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Duy Hưng, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Phóng, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Khắc Hào, nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy…

Các đại biểu cắt băng khánh thành cầu Ba Đông
Dự án xây dựng cầu Ba Đông trên ĐH.81 huyện Phù Cừ được UBND tỉnh phê duyệt với tổng mức đầu tư 21 tỷ đồng. Cầu đã hoàn thành với 3 nhịp, dài 58,2m, rộng 7m gồm 2 làn xe hỗn hợp. Các công trình trên tuyến gồm: Cống chui dân sinh; tường chắn đường dẫn đầu cầu bằng bê tông cốt thép; hệ thống hộ lan bằng cột thép, tôn sóng mạ kẽm trên đường dẫn 2 đầu cầu tổng chiều dài 124m…

Trong thời gian từ ngày 10.10.2020 đến nay, công trình xây dựng Khuôn viên bảo tồn Cây vải tổ Vải trứng Hưng Yên trên địa bàn thôn Ba Đông, xã Phan Sào Nam (Phù Cừ) do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư đã cơ bản hoàn thành các hạng mục với tổng mức đầu tư gần 3 tỷ đồng, tổng diện tích xây dựng trên 900m2; có hệ thống đường giao thông và bãi đỗ xe với chiều dài trên 93m; khuôn viên đi bộ và tham quan với diện tích 193,4m2… Điểm nhấn nổi bật của công trình là khối đá bằng đá thạch anh hồng - đỏ biểu trưng giống Vải trứng Hưng Yên.

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phóng nhấn mạnh, 2 công trình này có ý nghĩa, vai trò quan trọng trong phát triển vùng trồng vải trứng gắn với phát triển du lịch, để không chỉ Phù Cừ mà tỉnh Hưng Yên trở thành vùng trồng vải trứng lớn nhất nước. Đồng chí gợi mở, Phù Cừ nên phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với du lịch; quy hoạch, xây dựng các vùng trồng vải theo mô hình du lịch sinh thái, du lịch nhà vườn, kết nối với các điểm du lịch tâm linh như: Đền thờ Lưỡng quốc Trạng nguyên Tống Trân (xã Tống Trân) và Di tích lịch sử quốc gia Địa điểm cây đa và đền La Tiến (xã Nguyên Hòa) nhằm thu hút khách du lịch, thúc đẩy dịch vụ phát triển…
Nguồn: baohungyen.vn
Tin liên quan