KỶ NIỆM 80 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM (22/12/1944 - 22/12/2024) VÀ 35 NĂM NGÀY HỘI QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN (22/12/1989 - 22/12/2024)
Tin tức hoạt động
Đăng ngày: 26/05/2021 - Lượt xem: 110
Một số giải pháp phát triển tổ chức đảng trong đơn vị kinh tế tư nhân ở Hưng Yên hiện nay

                                                                                                                                                                    Đỗ Hữu Nhân  Dưới góc độ lý luận và từ thực tiễn cho thấy kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vai trò của kinh tế tư nhân. Năm 1953, trong tác phẩm “Thường thức chính trị”, Người đã phân tích các thành phần kinh tế ở Việt Nam có kinh tế quốc doanh, kinh tế hợp tác xã, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế cá nhân của nông dân, kinh tế tư bản của tư nhân.  Đảng ta, qua từng giai đoạn phát triển của lịch sử đã xác định vị trí vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân. Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã xác định kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực tế đã chứng minh kinh tế tư nhân đã phát triển mạnh, đóng góp rất lớn vào nguồn thu ngân sách nhà nước.                                                                  

Để tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển, Đảng ta quan tâm đến xây dựng tổ chức đảng và phát triển đảng viên trong khu vực kinh tế này. Tổ chức đảng trong doanh nghiệp tư nhân thành hạt nhân chính trị lãnh đạo đảng viên, người lao động; tuyên truyền, vận động chủ doanh nghiệp chấp hành nghiêm chỉnh đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở doanh nghiệp; bảo vệ lợi ích hợp pháp của người lao động, của chủ doanh nghiệp; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Đảng đã ban hành nhiều Nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn để thực hiện nội dung này. Gần đây nhất là Chỉ thị số 33-CT/TW, ngày 18-3-2019, của Ban Bí thư, về “Tăng cường xây dựng tổ chức đảng trong các đơn vị kinh tế tư nhân”.

Đối với Hưng Yên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã xây dựng kế hoạch số 170 – KH/TU, ngày 11/6/2019 về việc thực hiện Chỉ thị số 33-CT/TW, ngày 18-3-2019, của Ban Bí thư, về “Tăng cường xây dựng tổ chức đảng trong các đơn vị kinh tế tư nhân”.  Theo đó, các huyện ủy, thị ủy, thành ủy đã xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện, thành lập Ban chỉ đạo; xây dựng quy chế, phân công nhiệm vụ các thành viên Ban chỉ đạo. Tính đến ngày 31/10/2019 có 50.967 đơn vị kinh tế tư nhân. Nhìn chung các đơn vụ kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Hằng năm, các đơn vị kinh tế tư nhân có đóng góp đáng kể vào thu ngân sách của tỉnh. 10 tháng đầu năm 2019 đóng góp gần 650 tỷ đồng và tạo 273.202 việc làm cho người lao động. Công tác phát triển tổ chức đảng trong đơn vị kinh tế tư nhân được quan tâm, chú trọng. Tính đến 31/10/2019, toàn tỉnh có 77 tổ chức cơ sở đảng trong đơn vị kinh tế tư nhân trong tổng số 556 tổ chức cơ sở đảng, chiếm 13,84%, trong đó có 16 đảng bộ cơ sở, 61 chi bộ cơ sở, 01 đảng bộ bộ phận và 118 chi bộ trực thuộc. Có 2.185 đảng viên trong các đơn vị kinh tê tư nhân trong tổng số 69.003 đảng viên toàn tỉnh, chiếm 3.16%. Nhiều tổ chức đảng trong đơn vị kinh tế tư nhân đã thể hiện được vai trò, vị trí của mình, góp phần tích cực vào sự ổn định và phát triển của đơn vị; tập hợp, động viên cán bộ, đảng viên, người lao động chấp hành nghiêm đường lối của đảng, pháp luật của nhà nước, thực hiện tốt nội quy, quy định của đơn vị, yên tâm lao động, sản xuất hơn; Nhiều chủ doanh nghiệp tư nhân và người lao động đã có nhận thức đúng về Đảng, phấn đấu và được kết nạp, thấy được vinh dự khi được vào hàng ngũ của Đảng. Nhiều tổ chức đảng đã bám sát chức năng, nhiệm vụ theo quy định, xây dựng và thực hhiẹn quy chế làm việc của cấp ủy, duy trì, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình, giữ gìn đoàn kết nội bộ, tạo lập mối quan hệ tốt giữa cấp ủy và chủ doanh nghiệp, góp phần tích cực vào sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp.

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong thời gian qua cho thấy công tác xây dựng tổ chức đảng và phát triển đảng viên trong đơn vị kinh tế tư nhân còn có những hạn chế. Số lượng tổ chức đảng, đảng viên trong đơn vị kinh tế tư nhân còn ít, hầu hết các tổ chức đảng tập trung chủ yếu tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước. Doanh nghiệp tư nhân có 54 TCCSĐ/9.927 doanh nghiệp ( chiếm 0.54% ), Doanh nghiệp có vốn nước ngoài có 01 chi bộ/332 doanh nghiệp ( chiếm 0.3% ), đơn vị sự nghiệp ngoài công lập có 11 TCCSĐ/35 đơn vị ( chiếm 31.42% ).  Một số tổ chức đảng chưa thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, vị trí, vai trò chưa mạnh, chất lượng, hiệu quả hoạt động còn thấp, chưa thật sự là cầu nối gắn bó giữa chủ doanh nghiệp và người lao động. Một số tổ chức đảng hoạt động còn mang tính hình thức, chất lượng sinh hoạt chi bộ chưa cao. Các tổ chức đảng trong các doanh nghiệp tư nhân thường có ít đảng viên, nền nếp sinh hoạt chi bộ không đều, chất lượng thấp; chưa chú ý tạo nguồn kết nạp đảng viên; kinh phí hoạt động của tổ chức đảng còn hạn hẹp và phụ thuộc vào sự hỗ trợ của chủ doanh nghiệp.

Để nâng cao chất lượng công tác xây dựng tổ chức đảng và phát triển đảng viên trong khu vực kinh tế tư nhân, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp và nghiên cứu một số nội dung sau:

Một là, tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện tốt các nghị quyết, chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đặc biệt là Chỉ thị số 33-CT/TW, ngày 18-3-2019, của Ban Bí thư, kế hoạch số 170 – KH/TU, ngày 11/6/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tăng cường xây dựng tổ chức đảng trong các đơn vị kinh tế tư nhân”, cũng như các chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến việc tăng cường công tác xây dựng Đảng trong các đơn vị kinh tế tư nhân. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động chủ doanh nghiệp để họ nhận thấy thành lập tổ chức đảng trong doanh nghiệp là cần thiết, tổ chức đảng không cản trở, mà trái lại cùng với doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất, cùng hướng tới sự phát triển của doanh nghiệp, xã hội, nâng cao doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp cũng như đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Bên cạnh đó cần tuyên truyền, vận động người lao động để họ nhận thức được vào Đảng là nhu cầu tự thân, là niềm vinh dự, phù hợp với mong muốn phát triển của mình, góp phần phát triển doanh nghiệp và của tổ chức.

Hai là, tổ chức đảng trong các đơn vị kinh tế tư nhân là tổ chức đặc thù nên cần nghiên cứu quy định chế độ sinh hoạt cho phù hợp như sinh hoạt ngoài giờ, vào ngày chủ nhật hoặc trực tuyến đối với doanh nghiệp có đảng viên thường đi công tác xa để không ảnh hưởng tới sản xuất của doanh nghiệp. Cần giảm bớt hoặc đơn giản hơn các thủ tục báo cáo trong công tác xây dựng đảng.

Ba là, thành lập tổ chức đảng trong đơn vị kinh tế tư nhân khó khăn hơn so với các đơn vị hành chính sự nghiệp nên cần nghiên cứu có cơ chế khuyến khích đơn vị kinh tế tư nhân thành lập tổ chức đảng, như quan tâm, tạo điều hơn về nộp thuế, tài chính, trang thiết bị phục vụ công tác đảng. Bên cạnh đó cũng cần nghiên cứu có những cơ chế, chính sách để quan tâm hơn tới đảng viên trong đơn vị kinh tế tư nhân về công tác cán bộ, mức đóng đảng phí hoặc những quyền lợi về tài chính có liên quan.

Tin liên quan