KỶ NIỆM 80 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM (22/12/1944 - 22/12/2024) VÀ 35 NĂM NGÀY HỘI QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN (22/12/1989 - 22/12/2024)
Tin tức hoạt động
Đăng ngày: 28/06/2018 - Lượt xem: 97
Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Gia đình Việt Nam

Hạnh phúc gia đình được bồi đắp từ những giá trị nhân văn, mà ở đó có đầy đủ các mối quan hệ được tiếp nối theo thời gian và gắn với sự phát triển xã hội. Tình yêu thương từ các mối quan hệ trong gia đình là nền tảng bền vững, là điểm tựa, tạo sự lan tỏa những điều tốt đẹp nhất tới dòng tộc, họ hàng, thôn bản, phường xã, cộng đồng và toàn xã hội. Giá trị ấy được vun đắp tích tụ theo chiều dài lịch sử dân tộc và đã trở thành hạt nhân, thể hiện sâu sắc bản sắc văn hóa Việt Nam.

1. Nguồn gốc ngày Gia đình Việt Nam

Gia đình là một tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc muốn tồn tại và phát triển đều phải biết chăm sóc và bảo vệ gia đình, giữ gìn  không khí vui vẻ để mọi thành viên đều cảm thấy hạnh phúc.

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”. Thấm nhuần lời dạy của Bác, ngày 28/6/2000, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 55-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của các cấy uỷ Đảng của cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Ngày 4/5/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 72/2001/QĐ-TTg về ngày Gia đình Việt Nam. Quyết định nêu rõ: lấy ngày 28/6 hàng năm là ngày Gia đình Việt Nam, nhằm đề cao trách nhiệm lãnh đạo của các ngành, các cấp, các đoàn thể và tổ chức xã hội cùng toàn thể các gia đình thường xuyên quan tâm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.  

Từ đây, ngày Gia đình Việt Nam là một sự kiện văn hóa lớn nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt Nam. Đây cũng là dịp để các gia đình giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng gia đình văn hóa, hướng tới sự phát triển bền vững của gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Những giá trị truyền thống như lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, hiếu nghĩa, hiếu học… đã được mỗi thành viên trong gia đình Việt Nam gìn giữ, vun đắp và phát huy.

Qua nhiều giai đoạn phát triển, cấu trúc trong quan hệ gia đình Việt Nam có những đổi thay thế nhưng về chức năng và nhiệm vụ cơ bản của gia đình vẫn còn tồn tại đó chính là một nhân tố quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Đây cũng là dịp để mỗi người con hướng về gia đình, dành những cử chỉ, lời chúc và tình cảm ấm áp với bậc sinh thành và nuôi nấng.

2. Ý nghĩa Ngày Gia đình Việt Nam

Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp góp phần xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc. 

Những giá trị truyền thống quý báu như lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, thủy chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù sáng tạo trong lao động, bất khuất, kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách đã được gia đình Việt Nam giữ gìn, vun đắp và phát huy trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước.

Qua nhiều thời kỳ phát triển, cấu trúc và quan hệ trong gia đình Việt Nam có những thay đổi, nhưng chức năng cơ bản của gia đình vẫn còn tồn tại và gia đình vẫn là một nhân tố quan trọng, không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Ngày Gia đình Việt Nam là một sự kiện văn hóa lớn nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt Nam, là dịp để các gia đình giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng gia đình văn hóa, hướng tới sự phát triển bền vững của gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Đây cũng là ngày mọi người trong gia đình quan tâm đến nhau, xã hội quan tâm đến trẻ nhỏ và những người không có bố mẹ, cặp vợ chồng phải hiểu được giá trị mái ấm và cùng nhau vượt qua sóng gió để có một gia đình hạnh phúc.

3. Ngày Gia đình Việt Nam 2018

Ngày hội Gia đình Việt Nam 2018 là hoạt động thường niên nhằm hưởng ứng và kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, tôn vinh những giá trị truyền thống của gia đình, hướng tới sự phát triển bền vững của gia đình Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.

Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2018 (diễn ra từ ngày 22-24/6/2018) tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam với các hoạt động: Triển lãm với chủ đề “Gia đình - điểm tựa yêu thương” gồm: không gian trưng bày “Mẹ - Con, Thơ - Nhạc và Cuộc đời”, không gian trưng bày “Điểm tựa yêu thương”, khu vực trưng bày các tác phẩm nghệ thuật đạt giải cao trong cuộc thi ảnh mang chủ đề “Những gia đình bình đẳng”, “Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111”, không gian trưng bày “Sản phẩm tinh hoa gia tộc nghề và làng nghề truyền thống Việt Nam”….

Bên cạnh đó còn có các hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc, dạ hội Vũ điệu hạnh phúc, Lễ biểu dương các gia đình tiêu biểu, Ngày hội gia đình trẻ và tư vấn sức khỏe Người cao tuổi, Hội chợ sách Hà Nội, cùng rất nhiều hoạt động khác diễn ra trên khắp các địa phương trong cả nước.

VHVN (tổng hợp)

 

Tin liên quan