Những hiện vật được công nhận là Bảo vật quốc gia có giá trị kinh tế rất cao, độc bản, mà các nhà sưu tập phải mất nhiều công sức, tiền của mới có được. Nếu không may việc phối hợp trưng bày, giới thiệu xảy ra mất mát, hỏng hóc thì sẽ giải quyết thế nào? Ðây là những điều cần phải có quy định cụ thể.
Tuy nhiên, công chúng rất hiếm khi được chiêm ngưỡng những hiện vật này. Thậm chí, có những bảo vật đã và sẽ không bao giờ xuất hiện trước công chúng. Ðây có thể xem là sự lãng phí rất lớn về nguồn lực văn hóa trong nhân dân.
Hiện nay, những quy định pháp luật về gìn giữ, phát huy giá trị Bảo vật quốc gia do tư nhân sở hữu còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ. Thí dụ như cơ chế phối hợp giữa cơ quan nhà nước và tư nhân trong trưng bày, giới thiệu Bảo vật quốc gia.
Những hiện vật được công nhận là Bảo vật quốc gia có giá trị kinh tế rất cao, độc bản, mà các nhà sưu tập phải mất nhiều công sức, tiền của mới có được. Nếu không may việc phối hợp trưng bày, giới thiệu xảy ra mất mát, hỏng hóc thì sẽ giải quyết thế nào? Ðây là những điều cần phải có quy định cụ thể.
Theo Luật Di sản Văn hóa, Bảo vật quốc gia cần được bảo quản đặc biệt. Song, hiện nay, các Bảo vật quốc gia do tư nhân quản lý lại đang được bảo quản… tùy tâm gia chủ. Trong khi đó, không phải chủ nhân nào cũng đủ kiến thức để giữ gìn những hiện vật có tuổi đời hàng trăm, hàng nghìn năm. Nhà nước cần có chính sách phối hợp để gìn giữ lâu dài.
Câu chuyện không chỉ dừng lại ở những Bảo vật quốc gia đã được công nhận. Cả nước có hàng nghìn người sưu tập cổ vật, mỹ thuật… Trong đó, có rất nhiều cổ vật, tác phẩm nghệ thuật được xem như báu vật. Nhưng không phải ai cũng sẵn sàng đăng ký cổ vật, Bảo vật quốc gia và nhất là giới thiệu đến cộng đồng. Nhiều báu vật ấy tiếp tục “ngủ yên” trong các bộ sưu tập, thậm chí trong kho.
Ðể có thể đánh thức lan tỏa giá trị những báu vật trong nhân dân, trước hết cần có chính sách hợp lý để phát huy giá trị những Bảo vật quốc gia thuộc sở hữu tư nhân đã được công nhận cho đến hôm nay.