KỶ NIỆM 80 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM (22/12/1944 - 22/12/2024) VÀ 35 NĂM NGÀY HỘI QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN (22/12/1989 - 22/12/2024)
Tin tức hoạt động
Đăng ngày: 14/02/2019 - Lượt xem: 92
Tăng cường quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh

Ngày 05/2/019, Tỉnh ủy Hưng Yên ban hành Công văn số 2001-CV/TU về tăng cường quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh. Theo đó, để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh; Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu cấp ủy, chính quyền các cấp, các ban, sở, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội; bảo đảm việc quản lý và tổ chức lễ hội của địa phương theo đúng quy định của pháp luật; phù hợp với thuần phong mỹ tục, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, có ý nghĩa giáo dục cao; đáp ứng nhu cầu văn hóa, tinh thần lành mạnh của nhân dân.

Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 12/01/1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; Kết luận số 51-KL/TW ngày 22/7/2009 của Bộ Chính trị (khóa X) về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 12/01/1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII); Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 21/12/2012 của Ban Bí thư (khóa XI) về đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 05/02/2015 của Ban Bí thư (khóa XI) về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội; Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 20/2/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh công tác quản lý, tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm; các văn bản có liên quan của Trung ương và của tỉnh.

Giảm tần suất và thời gian tổ chức các lễ hội; các lễ hội được tổ chức trang trọng, tiết kiệm, an toàn, hiệu quả, tránh phô trương, hình thức, lãng phí; phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc, phong tục, tập quán tốt đẹp của từng địa phương. Ngăn chặn và khắc phục tình trạng lợi dụng di tích, nơi thờ tự, lễ hội nhằm trục lợi, tuyên truyền mê tín, dị đoan và tổ chức các hoạt động trái pháp luật. Thực hiện nghiêm việc quản lý đốt hàng mã; quản lý, sử dụng đồng tiền Việt Nam trong lễ hội theo đúng quy định của pháp luật; khắc phục tình trạng đặt hòm công đức và đặt tiền lễ tùy tiện; quản lý và sử dụng tiền công đức công khai, minh bạch, phục vụ công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di tích và tổ chức lễ hội. Hạn chế tối đa sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong việc tổ chức lễ hội.

Tăng cường các biện pháp giữ gìn, bảo vệ di tích; bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, phòng, chống cháy nổ, an toàn giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh cảnh quan môi trường tại các lễ hội. Quản lý chặt chẽ các hoạt động dịch vụ, niêm yết công khai giá dịch vụ; kiểm tra, ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại về giá, phí dịch vụ; xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân lợi dụng lễ hội để tăng giá, ép giá.

Quán triệt cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật hành chính, kỷ luật lao động, tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính, không dùng xe công và các phương tiện công tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội do cơ quan, đơn vị tổ chức lễ hội mời và được sự phân công của tổ chức hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).

Nguyễn Liên

 

 

Tin liên quan