KỶ NIỆM 80 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM (22/12/1944 - 22/12/2024) VÀ 35 NĂM NGÀY HỘI QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN (22/12/1989 - 22/12/2024)
Tin tức hoạt động
Đăng ngày: 18/06/2021 - Lượt xem: 61
Thế giới có hơn 178 triệu ca nhiễm COVID-19

Tính đến sáng 18/6, số ca nhiễm COVID-19 trên thế giới là 178.185.389 trường hợp, với 3.857.504 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, châu Á ghi nhận nhiều nhất số ca mắc mới COVID-19 trên thế giới, với 142.213 ca.

Người dân đeo khẩu trang trên tuyến phố ở thủ đô London, Anh, ngày 17/6. (Ảnh: Xinhua) 
Còn về diễn biến theo từng khu vực, số liệu thống kê cụ thể trên worldometers.info vào sáng 18/6 cho thấy, hiện toàn thế giới có 162.683.182 ca nhiễm COVID-19 được công bố khỏi bệnh (chiếm 98% tổng số ca mắc). Trong số 11.644.703 ca bệnh đang điều trị thì có 11.562.188 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,3%) và 82.515 ca (chiếm 0,7%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng. Dịch bệnh hiện đang tác động đến 220 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Mỹ, Ấn Độ, Brazil là 3 “vùng dịch” lớn nhất trên thế giới. 
Xét theo quy mô toàn khu vực, số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Âu là 47.343.345 trường hợp, trong đó có 1.090.082 ca tử vong và 44.805.433 ca được điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, cựu lục địa có thêm 41.930 ca nhiễm mới.
Tốc độ tiêm chủng được đẩy nhanh đã khiến tình hình dịch bệnh tại nhiều nước tại châu Âu có nhiều cải thiện và cuộc sống bắt đầu trở lại bình thường do các lệnh hạn chế được nới lỏng. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn đưa ra khuyến cáo thận trọng trước nguy cơ dịch bệnh bùng phát trở lại.
Trong một tuyên bố mới đưa ra, Liên minh châu Âu (EU) đã kêu gọi sử dụng tất cả các loại vaccine hiện có để chống lại dịch bệnh và hiện còn quá sớm để xác định loại vaccine nào là tốt nhất. Người phụ trách chiến lược vaccine tại Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) Marco Cavaleri cho biết hiện nay đại dịch COVID-19 vẫn chưa kết thúc và điều quan trọng là cần phải sử dụng tất cả các phương tiện sẵn có để phòng ngừa và đẩy lùi dịch bệnh. Mỗi quốc gia tự quyết định cách thức sử dụng "vì lợi ích tốt nhất của sức khỏe cộng đồng".
Hiện Bắc Mỹ có 40.275.319 ca nhiễm bệnh, trong đó có 910.103 ca tử vong vì COVID-19. Cho dù tình hình dịch bệnh đang dần được cải thiện do những tiến bộ trong chương trình tiêm chủng, song cho tới nay, Mỹ vẫn là nước bị tác động nặng nề nhất trong khu vực và trên thế giới, với tổng số 34.377.583 ca nhiễm và 616.440 ca tử vong vì COVID-19.
Tính đến sáng 18/6, Nam Mỹ có 31.232.133 ca nhiễm COVID-19, với 960.380 ca tử vong. Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê, Brazil tiếp tục là nước bị tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh trong khu vực, tiếp theo sau là Argentina, Colombia, Peru… với lần lượt: 17.704.041; 4.222.400; 3.859.824; 2.019.716… ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận tới thời điểm hiện tại.
Hiện tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Á là 54.083.369 trường hợp, với 758.998 ca tử vong và 51.338.838 ca điều trị khỏi. Trong tổng số 1.985.533 ca bệnh đang điều trị thì có 26.799 ca trong tình trạng nghiêm trọng. Ấn Độ tiếp tục là nước “dẫn đầu” châu Á về số ca nhiễm, với 29.761.964 ca, trong đó có 383.521 ca tử vong.
Tính đến sáng 18/6, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 5.179.684 trường hợp, trong đó có 136.668 ca tử vong và 4.597.977 ca bình phục. Trong tổng số 445.039 ca đang điều trị thì có 2.946 ca trong tình trạng nguy kịch.
Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê, Nam Phi tiếp tục là nước chịu tác động nặng nề nhất trong khu vực, với 1.786.079 ca nhiễm COVID-19 và 58.323 ca tử vong vì dịch bệnh.
 
Hiện châu Đại Dương có 70.818 trường hợp nhiễm COVID-19, với 1.258 ca tử vong. Australia vẫn là nước có số ca nhiễm cao nhất trong khu vực, với 30.301 ca, tiếp theo sau là French Polynesia với 18.957 ca./.
Nguồn: dangcongsan.vn
Tin liên quan