KỶ NIỆM 80 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM (22/12/1944 - 22/12/2024) VÀ 35 NĂM NGÀY HỘI QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN (22/12/1989 - 22/12/2024)
Tin tức hoạt động
Đăng ngày: 12/06/2021 - Lượt xem: 74
Thế giới sắp chạm mốc 176 triệu ca nhiễm COVID-19

Theo trang thống kê trực tuyến worldometers.info, tính đến sáng ngày 12/6/2021 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận có tổng cộng 175.995.105 ca nhiễm COVID-19, trong đó 3.799.304 ca tử vong và 159.551.326 ca bình phục.

Trong 24 giờ qua, thế giới có thêm 388.908 ca mắc và 10.710 ca tử vong mới vì đại dịch. Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch bệnh trên toàn thế giới. Tính đến nay, nước này ghi nhận có 34.287.884 ca nhiễm COVID-19, trong đó 614.404 ca tử vong vì dịch bệnh. Trong 24 giờ qua, các nước ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới là Ấn Độ (84.695 ca); Brazil (80.959 ca); Argentina (26.934 ca); Nga (12.505 ca); Mỹ (11.657 ca); Iran (9.966 ca)… Các quốc gia ghi nhận số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất trong ngày gồm: Ấn Độ (4.000 ca); Brazil (2.100 ca); Argentina (687 ca); Colombia (569 ca); Nga (396 ca); Mỹ (353 ca)…
Tại châu Âu, hiện tại châu lục này ghi nhận 47.112.761 ca mắc COVID-19, trong đó 1.084.822 ca tử vong. Hết ngày 11/6, châu lục này ghi nhận đã có thêm 42.469 ca nhiễm mới và 964 ca tử vong vì COVID-19. Pháp hiện là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì COVID-19 tại châu Âu. Tính đến nay, nước này ghi nhận đã có 5.733.838 ca mắc COVID-19 và 110.344 ca tử vong vì dịch bệnh. Ngày 11/6, Pháp có thêm 3.871 ca nhiễm mới và 71 ca tử vong mới vì dịch bệnh.
Châu Á hiện vẫn đang là tâm dịch COVID-19 trên toàn thế giới. Tính đến nay, châu lục này đã có tổng cộng 53.247.582 ca nhiễm và 735.486 ca tử vong vì COVID-19 tính đến thời điểm hiện tại. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận thêm 154.540 ca mắc và 5.115 trường hợp tử vong mới.  Riêng tại châu Á, có 50.199.254 ca được điều trị khỏi; 2.312.842 ca đang được điều trị tích cực và chỉ còn 27.595 ca bệnh nặng.
Ấn Độ hiện vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất vì COVID-19 trong khu vực và trên toàn thế giới. Ngày 11/6, Bộ Y tế Ấn Độ thông báo đã ghi nhận thêm 84.695 ca mắc mới và 4.000 ca tử vong do dịch COVID-19 trong ngày, đưa tổng số bệnh nhân và số trường hợp mắc và không qua khỏi do dịch bệnh nguy hiểm này lên lần lượt là 29.358.033 ca và 367.097 ca.
Tại ASEAN, trong 24 giờ qua, khu vực này có thêm 25.441 ca mắc mới và 322 ca tử vong vì COVID-19. Tính đến nay, toàn khối ASEAN ghi nhận có tổng cộng 4.291.207 người mắc COVID-19, trong đó 83.721 ca tử vong.
Trong 24 giờ qua, Hiệp hội ASEAN có 7 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Philippines, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Campuchia và Myanmar.
Indonesia hiện vẫn là ổ dịch nghiêm trọng nhất khu vực ASEAN. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh tại quốc gia này tiếp tục xu thế hạ nhiệt so với 1 tháng trước đây. Trong 24 giờ qua, Indonesia ghi nhận 8.083 ca nhiễm mới, trong đó 193 ca tử vong mới vì đại dịch.
Tại Malaysia, tình hình dịch COVID-19 vẫn vô cùng đáng quan ngại. Nước này hiện là điểm dịch nóng nhất khu vực, khi làn sóng dịch mới đã kéo dài và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Malaysia đang chứng kiến xu thế dịch leo thang do số ca mắc mới/ngày tăng nhanh suốt mấy tuần vừa qua.
Ngày 11/6, Malaysia ghi nhận số ca bệnh mới cao thứ 2 ASEAN với 6.849 ca, đồng thời số ca tử vong cũng ở mức đáng ngại với 84 trường hợp không qua khỏi. Trước làn sóng dịch nguy hiểm mới, Chính phủ Malaysia đã quyết định phong tỏa toàn quốc trong hơn 1 tuần qua nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Thái Lan cũng đối mặt với tình hình đáng quan ngại khi số ca lây nhiễm cộng đồng vẫn ở mức cao trong mấy ngày gần đây, buộc nước này phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch. Ngày 11/6, nước này ghi nhận 2.290 ca nhiễm mới và 27 ca tử vong mới vì COVID-19.
Khu vực Bắc Mỹ ghi nhận thêm 21.614 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc lên 40.110.654 ca, tổng số người tử vong là 906.194 người. Số ca phục hồi ở khu vực này là 33.171.937 trường hợp. Sau Mỹ, Mexico là quốc gia chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhiều thứ 2 lại khu vực này, với 2.445.538 ca nhiễm và 229.578 ca tử vong. Tiếp đó là các quốc gia Canada, Panama, CostaRica, Cộng hòa Dominica, Guatemala lần lượt xếp sau Mỹ và Mexico về tác động của đại dịch COVID-19 trong khu vực.
Khu vực Nam Mỹ có tổng cộng 30.405.068 ca nhiễm; 937.147 ca tử vong và 27.516.595 ca phục hồi. Trong 24 giờ qua, khu vực này ghi nhận thêm 153.192 ca nhiễm và 3.655 ca tử vong vì dịch bệnh. Brazil vẫn tiếp tục dẫn đầu khu vực và thứ 3 thế giới về mức độ ảnh hưởng do COVID-19. Tính đến nay, tổng số ca bệnh ở Brazil đã lên tới 17.296.118 ca nhiễm, trong đó 484.235 ca tử vong. Các quốc gia Argentina, Colombia, Peru, Chile, Ecuador, Bolivia lần lượt xếp sau Brazil về mức độ ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 trong khu vực.
Tại châu Phi, tính đến nay, châu lục này có tổng cộng 5.048.271 ca mắc COVID-19, trong đó 134.386 ca tử vong. Trong đó, những nước chịu tác động mạnh nhất về số ca nhiễm tại châu lục này gồm, Nam Phi, Maroc, Tunisia, Ethiopia và Ai Cập. Nam Phi hiện vẫn dẫn đầu châu lục về số ca lây nhiễm virus SARS-CoV-2, với 1.730.106 trường hợp, trong đó 57.592 ca tử vong vì dịch bệnh.
Tại châu Đại Dương, trong 24 giờ qua, Australia, New Zealand và Fiji là các quốc gia ghi nhận có ca mắc mới COVID-19. Hiện, Ausralia đang dẫn đầu châu lục vì số ca lây nhiễm và tử vong vì COVID-19. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận đã có thêm 3 trường hợp mắc mới, nâng tổng số ca nhiễm vì dịch bệnh tại nước này lên tới 30.228 ca. Hiện, Australia ghi nhận có 910 trường hợp tử vong vì COVID-19. Các quốc gia French Polynesia, Papua New Guinea, New Zealand, Fiji, Wallis and Futuna… lần lượt xếp sau Australia vì ảnh hưởng của dịch COVID-19 tại khu vực này./.
Nguồn: dangcongsan.vn

 

Tin liên quan