Việc công nhận mới 26 di sản đã nâng tổng số lên 94 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cũng như các di sản đã được công nhận trước đó, các di sản văn hóa phi vật thể được công nhận mới lần này có tính đại diện, thể hiện bản sắc của cộng đồng, địa phương; phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người, được kế tục qua nhiều thế hệ; có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài; được cộng đồng đồng thuận, tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ.
Ngày 19/12/2014, Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và du lịch đã công bố Quyết định số 4205/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo Quyết định, có 26 di sản được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, trong đó có 4 di sản thuộc loại hình ngữ văn dân gian, 7 di sản thuộc loại hình tập quán xã hội và tín ngưỡng, 10 di sản thuộc loại hình lễ hội truyền thống, 3 di sản thuộc loại hình nghề thủ công truyền thống và 2 di sản thuộc loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian. Cụ thể là:
1/ Khan (Sử thi) của người Ê-đê (Đăk Lăk).
2/ Ot Ndrong (Sử thi) của người M’nông (huyện Tuy Đức, huyện Đăk Song và huyện Đăk Mil - Đắk Nông).
3/ Hơmon (Sử thi) của người Ba Na (huyện Đăk Đoa, huyện Đăk Pơ, huyện Kbang, huyện Kông Chro - tỉnh Gia Lai).
4/ Hơmon (Sử thi) của người Ba Na-Rơ Ngao (tỉnh Kon Tum).
5/ Kéo co (xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh).
6/ Kéo co ngồi (phường Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội).
7/ Kéo mỏ (thôn Xuân Lai, xã Xuân Thu, huyện Sóc Sơn, Hà Nội).
8/ Kéo song (thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc).
9/ Tục cúng việc lề (tỉnh Long An).
10/ Nghệ thuật trang trí hoa văn trên trang phục của người Xá Phó (tỉnh Lào Cai).
11/ Tết Sử giề pà của người Bố Y (huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai).
12/ Lễ hội Đền Trần (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định).
13/ Lễ hội Trường Yên (xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình).
14/ Lễ hội miếu Bà Chúa Xứ núi Sam (phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang).
15/ Lễ hội Lồng tồng Ba Bể (xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn).
16/ Lễ hội làng Lệ Mật (làng Lệ Mật, phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội).
17/ Lễ hội Khô già già của người Hà Nhì đen (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai).
18/ Đại lễ Kỳ Yên đình Tân Phước Tây (xã Tân Phước Tây, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An).
19/ Lễ hội vía Bà Ngũ hành (xã Long Thượng, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An).
20/ Lễ làm chay (thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành, tỉnh Long An).
21/ Lễ hội Rước cộ Bà chợ Được (xã Bình Triều, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam).
22/ Nghề dệt thủ công truyền thống của người Tày (tỉnh Bắc Kạn).
23/ Nghề đóng xuồng, ghe Long Hậu (xã Long Hậu, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp).
24/ Nghề dệt chiêu lác (huyện Cần Đước, huyện Bến Lức và huyện Tân Trụ - tỉnh Long An).
25/ Múa trống Chhay-dăm (xã Trường Tây, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh).
26/ Nghệ thuật The (múa) của người Tày ở Tà Chải (tỉnh Lào Cai).
Việc công nhận mới 26 di sản đã nâng tổng số lên 94 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cũng như các di sản đã được công nhận trước đó, các di sản văn hóa phi vật thể được công nhận mới lần này có tính đại diện, thể hiện bản sắc của cộng đồng, địa phương; phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người, được kế tục qua nhiều thế hệ; có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài; được cộng đồng đồng thuận, tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ.
TM