KỶ NIỆM 80 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM (22/12/1944 - 22/12/2024) VÀ 35 NĂM NGÀY HỘI QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN (22/12/1989 - 22/12/2024)
Tin tức hoạt động
Đăng ngày: 03/11/2022 - Lượt xem: 151
Triết lý phát triển Việt Nam tầm nhìn năm 2045 (Phần 1)

Không có triết lý phát triển không đất nước nào, dân tộc nào có thể thể phát triển độc lập, mạnh mẽ và càng không thể nói tới sự nhân văn và bền vững. Việt Nam không nằm ngoài quy luật đó. Triết lý phát triển Việt Nam là gì?  Phải chăng hệ giá trị Việt Nam làm nên triết lý phát triển xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm 12 chữ: Độc lập - Tự do - Dân chủ - Pháp quyền - Nhân văn - Hùng cường để Việt Nam nhịp bước cùng thế giới, vì một thế giới hòa bình, thống nhất và hòa bình hôm nay và tương lai?

(Ảnh minh họa)
SỰ LỰA CHỌN CỦA LỊCH SỬ VIỆT NAM
Trên tầm nhìn toàn cục thế giới, kinh nghiệm lịch sử chỉ rõ, bất cứ một quốc gia, dân tộc nào muốn tồn tại, phát triển và nhịp bước cùng thời đại, đều phải có một tư tưởng của mình hoặc phải chọn lấy một tư tưởng thích hợp với mình. Và đồng thời, kinh nghiệm lịch sử cũng chỉ rõ, sự lựa chọn ấy chỉ được coi là đúng đắn, khi một mặt phải bắt nguồn sâu xa từ thực tế đất nước, từ tính cách của dân tộc, từ ước vọng tha thiết của nhân dân; và mặt khác, phải phù hợp với quy luật phát triển khách quan của xã hội, với xu thế vận động tất yếu của nhân loại tiến bộ. 
Nói xác đáng, đó là triết lý của sự phát triển.
Sự lựa chọn mục tiêu phát triển của Việt Nam, xét từ mọi góc độ, không nằm ngoài tất yếu ấy. Đây là một tiến trình lựa chọn kép đầy khắc nghiệt của lịch sử: từ những cái đã, đang có và chúng đang vận động trong lòng dân tộc; từ những cái đã, đang có và chúng đang vận động trong đời sống nhân loại tiến bộ. Và, sự lựa chọn mục tiêu độc lập dân tộc gắn chặt với chủ nghĩa xã hội gần 100 năm qua của Đảng và nhân dân ta, xét về lô-gíc là một tất yếu khách quan; xét về lịch sử, là hoàn toàn phù hợp với sự vận động của cách mạng Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại; và xét về nhu cầu, là hoàn toàn xuất phát từ điều kiện cụ thể của một nước thuộc địa, nửa phong kiến và nguyện vọng cháy bỏng của nhân dân lao động Việt Nam.
Vượt qua những mâu thuẫn và những hạn chế trong việc giải quyết vấn đề độc lập dân tộc theo lập trường phong kiến và tư sản chỉ có thể là con đường gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, tức là giải quyết độc lập dân tộc theo lập trường của giai cấp công nhân, của chủ nghĩa xã hội khoa học. Đó là: Độc lập dân tộc thực sự phải là độc lập về chính trị, kinh tế, văn hóa, đối ngoại. Độc lập dân tộc thực sự đòi hỏi phải xóa bỏ tình trạng áp bức bóc lột và nô dịch của dân tộc này dân tộc dân tộc khác về kinh tế, chính trị và tinh thần. Do đó, độc lập gắn liền với tự do và bình đẳng, công việc nội bộ quốc gia - dân tộc phải do quốc gia - dân tộc đó giải quyết không có sự can thiệp từ bên ngoài. Bản chất của chủ nghĩa xã hội Việt Nam là thực hiện triệt để giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người, xóa bỏ căn nguyên kinh tế sâu xa của tình trạng người bóc lột người. Chủ nghĩa xã hội thực hiện độc lập dân tộc về chính trị để mở đường dân tộc tới sự phát triển phồn vinh về kinh tế, sự phát triển phong phú đa dạng về văn hóa, tinh thần, sự thực hiện đầy đủ nhất quyền lực của nhân dân một cách độc lập.
Lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, với chủ nghĩa xã hội, độc lập dân tộc mới đạt tới chân giá trị của nó ở chỗ nó hướng tới phục vụ vô điều kiện lợi ích và quyền lực của nhân dân, làm cho mọi thành viên của cộng đồng dân tộc trở thành người chủ thực sự và cơ hội xây dựng xã hội và cuộc sống của mình một cách dân chủ và tự do.
Đó là văn hoá của sự phát triển bền vững của dân tộc ta trong thời đại ngày nay.
Sự phát triển thực chất và bền vững của độc lập dân tộc được đo bằng những khả năng và điều kiện bảo đảm cho dân tộc ta thoát khỏi tình cảnh nô lệ, phụ thuộc, bị áp bức bóc lột và nô dịch. Nó cũng bảo đảm cho dân tộc ta vượt qua tình trạng đói nghèo, lạc hậu và tụt hậu trong tương quan với các dân tộc khác trong thế giới ngày nay và ngày càng đạt tới những đỉnh cao của sự giàu có, văn minh, hiện đại, công bằng, dân chủ và bình đẳng trong các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cộng đồng dân tộc này với cộng đồng dân tộc khác, giữa nước ta với toàn thể thế giới.
Toàn bộ khả năng và điều kiện bảo đảm đó chỉ có thể được tìm thấy và giải quyết bằng con đường phát triển xã hội chủ nghĩa.
Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trở thành hệ giá trị phát triển bất biến của Việt Nam, dưới ngọn cờ của Đảng, trong thời đại ngày nay. Đó cũng chính là cái lô-gíc phát triển lịch sử của dân tộc Việt Nam, 92 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, làm nên cốt cách Việt Nam, bản lĩnh Việt Nam, giá trị Việt Nam và vị thế Việt Nam, trước thế giới hiện đại.
Nói khái quát, độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc.
Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đó không chỉ là mục tiêu, là nhu cầu mà còn là cương lĩnh hành động của dân tộc Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trở thành hệ giá trị phát triển bất biến của Việt Nam, d­ưới ngọn cờ của Đảng, trong thời đại ngày nay. Đó cũng chính là cái lô-gíc phát triển lịch sử của dân tộc Việt Nam, 92 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, làm nên cốt cách Việt Nam, bản lĩnh Việt Nam, giá trị Việt Nam và vị thế Việt Nam, trước thế giới hiện đại.
Hơn 92 năm qua, nhất là từ 35 năm đổi mới d­ưới ngọn cờ của Đảng, những kiến giải và ứng xử của dân tộc theo ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội đã chứng minh một cách xác đáng sự đúng đắn của con đư­ờng xã hội chủ nghĩa mà chúng ta lựa chọn và cho chúng ta nhiều bài học lớn. Bài học bao trùm cho mọi quyết sách trong thời đại mới là, phải tiếp tục phát triển hệ giá trị đó để giữ vững bản lĩnh Việt Nam; d­ưới ánh sáng cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư­ tư­ởng Hồ Chí Minh, tìm ra những kiến giải và ứng xử tối ­ưu trong mọi tình huống chiến lư­ợc của cách mạng trong giai đoạn mới, trư­ớc tình thế hiện nay. Với hệ giá trị đó, Đảng ta xứng đáng tiêu biểu cho bản lĩnh Việt Nam. Từ sự tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa chúng ta càng quyết tâm, độc lập tự chủ trong mọi việc quyết sách đường lối chính sách đối nội và đối ngoại, đ­ưa đất n­ước và dân tộc lên vị thế mới trong khu vực và trên toàn thế giới.
Dù thời cuộc biến đổi xoay vần ra sao, dù đối mặt với xu thế toàn cầu hóa phức tạp thế nào, dù đi vào kinh tế tri thức sâu rộng bao nhiêu chăng nữa... thì hệ giá trị ấy - độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và t­ư tưởng Hồ Chí Minh, trong những kiến giải và hành xử vẫn là quốc bảo nước nhà hoàn toàn phù hợp xu thế thời đại, ứng biến với mọi đổi thay của thế giới ngày nay.
THÁCH THỨC MỚI TỪ THỜI ĐẠI VÀ TRỌNG TRÁCH MỚI
Lịch sử dân tộc 35 năm đổi mới toàn diện vừa qua, đã đi đúng hướng, tuy không nhanh như chúng ta mong đợi.
Càng bước vào thập kỷ thứ ba của thế kỷ XXI, thế giới càng biến đổi khôn lường và không ngừng tái cơ cấu, theo đó hình thành những xu hướng phát triển mới mẻ. Có thể hình dung 5 xu thế mới của thế giới hiện nay: 1) Chiến tranh truyền thống biến đổi phức tạp trong chiến tranh mới và xen lẫn hòa bình, thống nhất; 2) Sự liên kết các nhóm quốc gia, các khu vực luôn biến ảo không ngừng để tái cân bằng khu vực và cạnh tranh ảnh hưởng, ưu thế trên thế giới, với các dạng thức mới; 3) Sự phân hóa sâu sắc và cạnh tranh với quy mô ngày càng lớn giữa nhóm các nước giàu và các nước nghèo tiềm ẩn những nguy cơ mới về sự xâm lăng dưới những hình thái mới, nguy cơ xuất hiện và lan rộng tình trạng nô lệ mới, lệ thuộc mới; 4) Sự xung đột về ý thức hệ và sự ảnh hưởng quốc gia được ngụy trang và ẩn nấp dưới hình hình thức mới, không rõ ranh giới nhưng với các nguy cơ nặng nề và nguy hiểm hơn; và 5)  Mâu thuẫn giữa tăng trưởng với bảo vệ và phát triển môi trường sinh thái toàn cầu.
Hơn bao giờ hết, thời kỳ cạnh tranh và phát triển mới của thế giới, với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong không gian phẳng và tốc độ toàn cầu hóa, đã và đang mở ra những cơ hội phát triển mới mẻ chưa từng có, với quy mô, tốc độ đột phá nhưng cũng đặt ra những thách thức tụt hậu nan giải đối với tất cả các quốc gia, dân tộc, trên quy mô toàn cầu. Thế kỷ XXI mở đầu thiên niên kỷ thứ III của một thế giới đầy biến động, cũng đồng thời mở ra một kỷ nguyên hội nhập, đua tranh mới, gay gắt của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế. Trong n¬ước, các thế lực chống đối vẫn cản trở đổi mới dưới mọi hình thức và mức độ, trong khi trên thế giới, các thế lực cường quyền vẫn tiếp tục khoác lên đời sống loài người cái luật lệ “mạnh được yếu thua”, “can dự” và cả “xâm lăng” phi truyền thống.
Từ thực tiễn đổi mới cho thấy, chúng ta không thể không đổi mới một cách tổng thể và song hành các phương diện. Cùng với đổi mới toàn diện phải thực thi đổi mới đồng bộ trong tầm nhìn chiến lược và hành động tổng thể và chỉnh thể, gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, vì đất nước phát triển xã hội chủ nghĩa mạnh mẽ và bền vững. Vì, không ít tiềm năng, lợi thế và xung lực đổi mới, ở góc độ nào đó, chưa được khai thác ngang tầm, sử dụng hiệu quả và khởi động đúng mức. Đồng thời, những thời cơ và lực lượng đổi mới, với tất cả những điều kiện cần và đủ, chưa được đón bắt đúng, trúng, chưa đặt xứng tầm trong chỉnh thể, chưa kiến tạo cơ chế, thể chế phù hợp và hữu hiệu, vô hình trung, động lực đổi mới vẫn bị cắt khúc, khép kín, thậm chí rơi vào sự thiên lệch trên không ít phương diện, do đó vô hình bị ngưng trệ từ bên trong hoặc bị triệt tiêu từ bên ngoài trong sự phát triển thống nhất trong đa dạng của thế giới hiện nay.             
Trước những biến đổi khôn lường của thế giới ở vào khúc quanh của sự phát triển, nhất là đại dịch COVID-19, nhân loại đang chỉnh đốn lại trật tự phát triển bất thường và sắp xếp lại phương thức và lực lượng tương hợp… càng đòi hỏi chúng ta phải đổi mới, sửa sang không chỉ tư duy, tầm nhìn mà còn cả phương lược hành động mang tầm chiến lược, kiến tạo nền móng, quyết sách, tìm tòi động lực, xác lập phương thức, chuẩn bị lực lượng vừa phù hợp vừa khác biệt với thế giới, nhưng phải nhịp bước cùng nhân loại. 
Toàn bộ tình hình đó đòi hỏi cấp bách chúng ta phải đổi mới không chỉ tầm nhìn, quyết sách mà còn chỉnh đốn, sửa sang về nền móng căn bản, kế sách lâu dài, cơ chế chiến lược phát triển phù hợp với đất nước và thời đại. Tất cả phải được xử lý một cách quyền biến nhưng không phiêu lưu, cẩn trọng nhưng không trì trệ, mạnh mẽ nhưng không manh động, cân nhắc nhưng không bao giờ sợ hãi… trên lộ trình hội nhập quốc tế. Chúng ta phải tiếp tục kiên định sự chủ động giải quyết không thể trì hoãn trên tầm thực tiễn vĩ mô một cách phù hợp và hiệu quả phát triển đất nước và hội nhập thế giới. Đất nước không thể phát triển bền vững bằng đôi chân khập khiễng hay phiến diện. Đó là con đường phát triển duy nhất đúng, nếu muốn bảo đảm thành công của công cuộc đổi mới toàn diện và đồng bộ tương dung với xu thế phát triển của thế giới. Vì thế, càng không thể chờ đợi, cầu toàn hoặc thái độ do dự, ngập ngừng và càng không thể chấp nhận hành động nửa vời, chắp vá. Lúc này, đất nước chỉ có hoặc tụt hậu hoặc phát triển; trong thế giới hiện nay, không thể đứng im, cũng bởi hơn hết bao giờ, đứng im, dù ở bất cứ phương diện nào, cũng chính là tụt hậu, là lãng phí thời cơ, trong thế giới ngày nay.
Chúng ta phải đổi mới không chỉ tầm nhìn, quyết sách mà còn chỉnh đốn, sửa sang về nền móng căn bản, kế sách lâu dài, cơ chế chiến lược phát triển phù hợp với đất nước và thời đại. Tất cả phải được xử lý một cách quyền biến nhưng không phiêu lưu, cẩn trọng nhưng không trì trệ, mạnh mẽ nhưng không manh động, cân nhắc nhưng không bao giờ sợ hãi… trên lộ trình hội nhập quốc tế.
Chưa bao giờ như hiện nay, sự tiếp tục của công cuộc đổi mới toàn diện, đồng bộ đất nước, xét về cả về quy mô, tính chất và chiều sâu của nó, trong thời kỳ thế giới toàn cầu hóa biến đổi khôn lường, phát triển rút ngắn, mang tính lịch sử ngắn hạn, với xung lực của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong tầm nhìn năm 2030 và năm 2045, vấn đề xây dựng và thực thi triết lý phát triển Đất nước lại đặt ra và thách thức gay gắt và đòi hỏi Việt Nam một sự nỗ lực vượt bậc và toàn diện.
(Còn nữa)
Nguồn: https://tuyengiao.vn
Tin liên quan