Câu 1: Đâu là chức năng trung tâm, là mục tiêu hoạt động của Công đoàn Việt Nam?
A. Đại diện, bảo về quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
B. Tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội.
C. Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động.
D. Tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp.
Câu 2: Đối tượng nào không được xem xét kết nạp vào Công đoàn Việt Nam?
A. Người lao động Việt Nam làm việc trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.
B. Người Việt Nam lao động tự do hợp pháp.
C. Người Việt Nam đang làm việc theo hợp đồng lao động ở nước ngoài.
D. Người mang quốc tịch nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam.
Câu 3: Nội dung nào là chương trình hành động nhiệm kỳ 2013-2018 của Đại hội XI Công đoàn Việt Nam?
A. Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động công đoàn.
B. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ công đoàn.
C. Xanh - sạch - đẹp, đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động.
D. Xây dựng nếp sống văn hoá công nghiệp.
Câu 4: Vai trò, trách nhiệm của Công đoàn được Hiến pháp nước ta ghi nhận thành một điều riêng biệt đầu tiên từ năm nào?
A. 1959
B. 1980
C. 1992
D. 2013
Câu 5: Phong trào thi đua nào có ý nghĩa trọng tâm, điển hình trong CNVC-LĐ do công đoàn cơ sở phối hợp tổ chức?
A. Giỏi việc nước - đảm việc nhà
B. Xây dựng nông thôn mới.
C. Lao động giỏi, lao động sáng tạo.
D. Xanh - sạch - đẹp, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động
Câu 6: Công đoàn Việt Nam không tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nào?
A. Tập trung dân chủ.
B. Liên hệ mật thiết với người lao động.
C. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng.
D. Phù hợp với trình độ của đông đảo người lao động
Câu 7: Nội dung nào không phải là phương pháp hoạt động của công đoàn?
A. Phương pháp thuyết phục.
B. Tổ chức cho người lao động hoạt động.
C. Hoạt động bằng quy chế.
D. Hiệp thương.
Câu 8: Đâu là nguồn thu tài chính của công đoàn do đoàn viên công đoàn đóng?
A. Ngân sách Nhà nước cấp hỗ trợ.
B. Kinh phí công đoàn.
C. Đoàn phí công đoàn.
D. Các nguồn thu khác.
Câu 9: Trong những hành vi sau đây, hành vi nào không bị nghiêm cấm theo quy định của Luật Công đoàn năm 2012?
A. Cản trở, gây khó khăn trong việc thực hiện quyền công đoàn
B. Phân biệt đối xử hoặc có hành vi gây bất lợi đối với người lao động vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn
C. Sử dụng biện pháp kinh tế hoặc biện pháp khác gây bất lợi đối với tổ chức và hoạt động công đoàn; Lợi dụng quyền công đoàn để vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.
D. Đấu tranh bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động khi bị xâm phạm.
Câu 10: Theo Luật Công đoàn năm 2012, nội dung nào không thuộc trách nhiệm của Nhà nước đối với công đoàn?
A. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lao động, công đoàn và quy định khác của pháp luật có liên quan đến tổ chức công đoàn, quyền, nghĩa vụ của người lao động.
B. Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về công đoàn.
C. Phối hợp với Công đoàn chăm lo và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
D. Phối hợp với Công đoàn trong bố trí, sử dụng cán bộ công đoàn.
Câu 11: Công đoàn Việt Nam ra đời ngày tháng năm nào?
A. Ngày 28/7/1929
B. Ngày 28/7/1930
C. Ngày 28/7/1931
D. Ngày 28/7/1932
Câu 12: Hệ thống Công đoàn Việt Nam bao gồm những cấp cơ bản nào?
A. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Liên đoàn Lao động tỉnh; Liên đoàn Lao động huyện; Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn.
B. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Công đoàn ngành Trung ương; Công đoàn ngành địa phương; Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn.
C. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương và tương đương; Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở; Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn.
D. Cấp trung ương; cấp địa phương; cấp huyện; cấp cơ sở.
Câu 13: Vai trò của tổ chức công đoàn trong quan hệ lao động?
A. Đại diện bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho chủ doanh nghiệp;
B. Đại diện bảo vệ lợi ích của người lao động;
C. Là cầu nối của người lao động và chủ doanh nghiệp;
D. Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động.
Câu 14: Nguyên tắc nào sau đây là nguyên tắc tổ chức và hoạt động công đoàn?
A. Gắn bó với đoàn viên, người lao động;
B. Đại diện bảo vệ lợi ích của người lao động;
C. Hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ;
D. Theo chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
Câu 15: Theo quy định của pháp luật, một cuộc đình công như thế nào là hợp pháp?
A. Không phát hiện từ tranh chấp lao động tập thể;
B. Không do những người lao động cùng làm việc trong một doanh nghiệp tiến hành;
C. Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng cuộc đình công;
D. Do BCH công đoàn cơ sở tổ chức và lãnh đạo cuộc đình công;
Câu 16: Điều mấy trong Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quy định riêng về tổ chức và hoạt động của tổ chức Công đoàn Việt Nam ?
A. Điều 9.
B. Điều 10.
C. Điều 11.
D. Điều 12.
Câu 17: Nội dung nào sau đây không phải là chức năng của Công đoàn Việt Nam?
A. Đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động;
B. Tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội.
C. Tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động.
D. Tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội.
Câu 18: Đại hội, hội nghị công đoàn các cấp hợp lệ khi nào?
A. Khi có ít nhất ½ tổng số thành viên được triệu tập tham dự.
B. Khi có ít nhất trên ½ tổng số thành viên được triệu tập tham dự.
C. Khi có ít nhất 2/3 tổng số thành viên được triệu tập tham dự.
D. Khi có ít nhất trên 2/3 tổng số thành viên được triệu tập tham dự.
Câu 19: Người trúng cử cơ quan lãnh đạo công đoàn các cấp phải đạt được số phiếu bầu là bao nhiêu?
A. Quá ½ so với tổng số đại biểu được triệu tập dự đại hội, hội nghị.
B. Quá ½ so với tổng số đại biểu tham dự đại hội, hội nghị.
C. Quá ½ so với tổng số phiếu hợp lệ.
D. Quá ½ so với tổng số phiếu thu về.
Câu 20: Hội nghị định kỳ của Ban chấp hành công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn, công đoàn cơ sở thành viên họp ít nhất mấy tháng một lần?
A. 1 tháng
B. 2 tháng
C. 3 tháng
D. 6 tháng
Câu 21: Luật Công đoàn năm 2012 có hiệu lực từ ngày tháng năm nào?
A. Ngày 01/01/2013
B. Ngày 01/5/2013
C. Ngày 01/7/2013
D. Ngày 01/12/2013
Câu 22: Phong trào “Lao động giỏi, Lao động sáng tạo” do tổ chức nào phát động?
A. Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.
B. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
C. Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
D. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Câu 23: Quyền công đoàn được tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội trong nội dung nào sau đây?
A. Công đoàn không được tham gia với cơ quan nhà nước quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; giải quyết khiếu nại, tố cáo của người lao động.
B. Tham gia xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; Tham gia xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
C. Không được tham gia về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, lạo động, việc làm, tiền lương, BHXH, BHYT, bảo hộ lao động và chính sách, pháp luật khác liên quan đến người lao động.
D. Công đoàn tự tổ chức phong trào thi đua trong phạm vi ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Câu 24: Nội dung nào không phải là nguyên tắc hoạt động của Công đoàn?
A. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng.
B. Liên hệ mật thiết với quần chúng.
C. Tập trung dân chủ.
D. Hiệp thương dân chủ
Câu 25: Theo quy định tại Luật Công đoàn năm 2012, quan hệ giữa Công đoàn với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp là quan hệ gì?
A. Lãnh đạo, chỉ đạo
B. Hợp tác, phối hợp
C. Lãnh đạo, phối hợp
D. Cả 3 phương án còn lại.
Câu 26: Luật Công đoàn năm 2012 do cơ quan nào ban hành?
A. Chính phủ
B. Quốc hội
C. Chủ tịch nước
D. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Câu 27: Các phương pháp hoạt động của Công đoàn?
A. Thuyết phục.
B. Tổ chức cho quần chúng hoạt động.
C. Xây dựng hệ thống các quy chế và tổ chức hoạt động bằng quy chế.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 28: Điều kiện để thành lập Công đoàn cơ sở?
A. Có từ 5 thành viên trở lên, đơn vị có tư cách pháp nhân (có con dấu, tài khoản riêng).
B. Có từ 10 thành viên trở lên.
C. Có từ 15 thành viên trở lên.
D. Có từ 10 thành viên trở lên, có tư cách pháp nhân.
Câu 29: Thời gian để hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như thế nào?
A. 03 tháng, nếu có từ đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.
B. 06 tháng, nếu đủ 72 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.
C. 12 tháng, nếu đủ 144 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trở lên.
D. Cả 3 phương án trên.
Câu 30: Ban thanh tra nhân dân của cơ quan, đơn vị do cấp nào ra Quyết định công nhận ?
A. Ban Chấp hành công đoàn cơ sở.
B. Thủ trưởng đơn vị.
C. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận.
D. Thanh tra cấp trên trực tiếp công nhận.
Câu 31: Người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì các lý do nào sau đây?
A. Lao động nữ bị tạm giữ, tạm giam, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
B. Lao động nữ mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi
C. Lao động nữ kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản.
D. Lao động nữ kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Câu 32: Theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012, trong quan hệ lao động, cán bộ công đoàn cơ sở có quyền nào sau đây?
A. Yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp những thông tin về kế hoạch sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp.
B. Gặp người sử dụng lao động để đối thoại, trao đổi, thương lượng về những vấn đề lao động và sử dụng lao động.
C. Trao đổi, đối thoại với người sử dụng lao động về những vấn đề liên quan đến kế hoạch sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
D. Thương lượng với người sử dụng lao động về tiền lương, thưởng của người lao động.
Câu 33: Nội dung nào sau đây là nhiệm vụ của cán bộ công đoàn?
A. Tham gia triển khai thực hiện các chế độ, chính sách pháp luật, bảo đảm việc thực hiện quyền lợi của đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
B. Chủ trì tổ chức thực hiện quy chế dân chủ, tổ chức hội nghị cán bộ, công chức cơ quan, đơn vị.
C. Tổ chức đối thoại giữa người lao động với người sử dụng lao động trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp hoặc giữa tổ chức công đoàn với đại diện của người sử dụng lao động.
D. Phát triển đoàn viên, thành lập tổ chức công đoàn cơ sở.
Câu 34: Hình thức nào sau đây được áp dụng trong việc bầu cơ quan lãnh đạo công đoàn các cấp?
A. Biểu quyết bằng hình thức giơ tay. B. Hiệp thương.
C. Bỏ phiếu kín. D. Bổ nhiệm.