KỶ NIỆM 135 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (19/5/1890 - 19/5/2025)
Tin tức hoạt động
Đăng ngày: 13/12/2018 - Lượt xem: 782
Bộ câu hỏi tham khảo thi trắc nghiệm kỳ thi nâng ngạch chuyên viên chính năm 2018, chuyên đề Tuyên giáo

Câu 1: Chủ thể công tác tư tưởng của Đảng là?
A. Các tổ chức đảng từ Trung ương đến cơ sở;
B. Cấp ủy là người lãnh đạo;
C.  Cơ quan tuyên giáo các cấp là lực lượng tham mưu nòng cốt;
D.  Cả 3 phương án trên.
 
Câu 2: Đối tượng công tác tư tưởng của Đảng là?
A.  Cán bộ;           
B.  Đảng viên;    
C. Nhân dân ;      
D. Cả 3 phương án trên.
 
Câu 3: Công tác tư tưởng của Đảng đòi hỏi phải đảm bảo những nguyên tắc cơ bản nào?
A. Nguyên tắc tính Đảng, tính khoa học và thống nhất giữa lý luận và thực tiễn;
B. Nguyên tắc tính khoa học và thống nhất giữa lý luận và thực tiễn;
C. Nguyên tắc tính Đảng và thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.
D. Nguyên tắc tính Đảng, tính khoa học.
 
Câu 4: Các yếu tố có thể tạo thành dư luận xã hội:
A. Nhiều luồng ý kiến khác nhau, thậm chí đối lập nhau.
B. Tập hợp các ý kiến cá nhân, tự phát, chứ không phải là ý kiến của một tổ chức.
C. Những sự kiện, hiện tượng, vấn đề xã hội có tính thời sự được nhiều người quan tâm.
D. Cả 3 phương án trên.
 
Câu 5: Công tác tư tưởng của Đảng gồm các bộ phận chủ yếu nào?
A. Công tác lý luận, công tác tuyên truyền, công tác cổ động
B. Công tác lý luận, công tác tuyên truyền và cổ động, công tác văn hóa văn nghệ.
C. Công tác nghiên cứu lịch sử, công tác tuyên truyền, công tác báo cáo viên.
D. Công tác lý luận, công tác khoa giáo, công tác tuyên truyền.
 
Câu 6: Chức năng nào sau đây là chức năng cơ bản của công tác tư tưởng?
A. Lý luận - tư tưởng, nhận thức - học vấn và tổ chức.
B. Lý luận - tư tưởng, giáo dục - tư tưởng, nhận thức - học vấn và tổ chức.
C. Lý luận - tư tưởng, giáo dục - tư tưởng, nhận thức - học vấn, tổ chức và phê phán.
D. Lý luận - tư tưởng, giáo dục - tư tưởng, nhận thức - học vấn, tổ chức, phê phán và dự báo.
 
Câu 7: Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, "tuyên truyền là..."
A. Đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.
B. Giới thiệu nghị quyết của Đảng cho nhân dân.
C. Làm cho nhân dân hiểu và tin vào Đảng
D. Đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm
 
Câu 8: Nội dung nào là nhiệm vụ của công tác tuyên giáo trong lĩnh vực khoa giáo?
A. Sưu tầm, biên soạn lịch sử Đảng bộ tỉnh; hướng dẫn sưu tầm biên soạn lịch sử đảng bộ các huyện, thị xã, thành phố.
B. Theo dõi việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng trên các lĩnh vực giáo dục, y tế, khoa học - công nghệ, tài nguyên - môi trường, gia đình, trẻ em, trí thức...
C. Cung cấp thông tin phục vụ hoạt động báo cáo viên; tổ chức hội nghị báo cáo viên, báo cáo thời sự.
D. Xây dựng tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn tuyên truyền và định hướng tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Câu 9: Cuộc đấu tranh tư tưởng ở nước ta hiện nay thuộc lĩnh vực nào sau đây?
A. Lĩnh vực kinh tế.
B. Lĩnh vực chính trị.
C. Lĩnh vực văn hóa
D. Ở tất cả các lĩnh vực trong đời sống tư tưởng xã hội
Câu 10: Tư tưởng Hồ Chí Minh được Đảng ta xác định chính thức là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng tại Đại hội nào?
A. Đại hội lần thứ VI (12/1986).      
B. Đại hội lần thứ VII (6/1991).
C. Đại hội lần thứ VIII (6/1996).             
D. Đại hội lần thứ IX (4/2001) 
Câu 11: Chỉ đạo, định hướng hoạt động công tác báo chí thuộc chức năng nhiệm vụ của cơ quan đơn vị nào sau đây?
A. Hội nhà Báo.                                 
B. Sở Thông tin Truyền thông
C. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.             
D. Ban Dân vận Tỉnh ủy.
Câu 12: Công tác nào sau đây không thuộc bộ phận cơ bản cấu thành của công tác tư tưởng của Đảng?
A. Công tác lý luận.
B. Công tác tuyên truyền và cổ động.
C. Công tác điều tra dư luận xã hội.
D. Công tác cổ động
 

Câu 13: Chuyên đề nào sau đây là chuyên đề về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2018?

A. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

 B. Xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống Nhân dân theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

C. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

D. Xây dựng phong cách, tác phong công tác của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

 
Câu 14: Tác phẩm nào sau đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh được Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định đưa vào nghiên cứu, học tập rộng rãi trong Đảng và nhân dân?
A. Di chúc                     
B. Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân.
C. Đường cách mệnh.
D. Cả 3 phương án trên.
 
Câu 15: Quan điểm sáng tạo trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng là gì?
A. Đảng phải lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin làm cốt.
B. Đảng cộng sản Việt Nam là sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lê nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
C. Đảng cộng sản phải xây dựng theo nguyên tắc Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản.
D. Đảng phải thường xuyên tăng cường mối liên hệ mật thiết với nhân dân.
 
Câu 16: Nội dung quan trọng nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng là gì?
A. Cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư.
B. Trung với nước, hiếu với dân.
C. Thương yêu con người, sống có tình có nghĩa.
D. Tinh thần quốc tế trong sáng thủy chung.
 
Câu 17: Chức năng của Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện?
A. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị - hành chính.
B. Bồi dưỡng các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
C. Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng và chuyên môn, nghiệp vụ về công tác xây dựng đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, quản lý nhà nước cho cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị ở cơ sở trên địa bàn huyện.
D. Cả 3 phương án trên.
 
Câu 18: Cơ quan nào dưới đây có nhiệm vụ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, chuyên môn, nghiệp vụ cho các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý và đào tạo cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ của các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân trong tỉnh?
A. Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ.
B. Ban Tổ chức Tỉnh uỷ.
C. Trường Chính trị tỉnh.
D. Mặt trận và các đoàn thể cấp tỉnh.
 
Câu 19: "Không được hứa mà không làm" là một trong những nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nội dung nào sau đây?
A. Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân.
B. Hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
C. Nêu cao tinh thần trách nhiệm.
D. Nói đi đôi với làm.
 
Câu 20: Đâu là nguyên nhân của sự suy thoái đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên?
A. Cán bộ, đảng viên chưa gương mẫu rèn luyện về phẩm chất, đạo đức.
B. Tự phê bình, phê bình và sửa chữa khuyết điểm chưa nghiêm túc; nói nhiều, làm ít, nói nhưng không làm, nói một đằng làm một nẻo.
C. Đấu tranh chống các tệ nạn chưa quyết liệt; nói mạnh làm nhẹ, mạnh với tội nhỏ, nhẹ với tội to, nể nang, ô dù bao che cho nhau.
D. Cả 3 phương án trên.
 
Câu 21: Theo quy định của Ban Bí thư Trung ương nội dung nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp bao gồm:
A. Về tư tưởng chính trị; Về đạo đức, lối sống, tác phong; Về tự phê bình, phê bình; Về ý thức tổ chức kỷ luật; Về đoàn kết nội bộ;
B. Về tư tưởng chính trị; Về đạo đức, lối sống, tác phong; Về tự phê bình, phê bình; Về quan hệ với nhân dân; Về trách nhiệm trong công tác; Về ý thức tổ chức kỷ luật; Về đoàn kết nội bộ;
C. Về tư tưởng chính trị; Về đạo đức, lối sống, tác phong; Về tự phê bình, phê bình; Về trách nhiệm trong công tác; Về ý thức tổ chức kỷ luật;
D. Về tư tưởng chính trị; Về đạo đức, lối sống, tác phong; Về tự phê bình, phê bình; Về đoàn kết nội bộ.
 
Câu 22: Công tác tuyên truyền miệng phải đảm bảo những nguyên tắc cơ bản nào?
A. Tính Đảng, tính giai cấp; tính khoa học; tính khách quan.
B. Tính Đảng, tính giai cấp; tính khoa học; tính khách quan, chân thật; tính chiến đấu; tính phổ thông đại chúng; tính thời sự.
C. Tính Đảng, tính giai cấp; tính khoa học; tính thời sự.
D. Tính Đảng, tính giai cấp; tính khoa học; tính chiến đấu; tính phổ thông đại chúng; tính thời sự.
 
Câu 23: Câu nói "...thực hành dân chủ là cái chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn" là của ai?
A. V.I.Lênin                                                        
B. C.Mác
C. Chủ tịch Hồ Chí Minh                           
D. Lê Duẩn
 
Câu 24: Thủ đoạn “Diễn biến hoà bình” trên lĩnh vực tư tưởng - văn hoá nào dưới đây của thế lực thù địch là quan trọng nhất?
A. Làm tan rã niềm tin.
B. Chi phối đầu tư và chiếm lĩnh thị trường.
C. Chia rẽ nội bộ và ngoại giao thân thiện.
D. Kết hợp các biện pháp kích động bạo loạn, lật đổ, răn đe can thiệp quân sự.
 
Câu 25: Các nguyên tắc tự phê bình và phê bình theo tư tưởng Hồ Chí Minh là:
A. Nhằm mục đích để giúp nhau tiến bộ nên động cơ phải trong sáng, dựa trên “tình đồng chí thương yêu nhau”.
B. Phải có thái độ kiên quyết không khoan nhượng.
C. Tự phê bình và phê bình muốn có hiệu quả tốt cần có phương pháp tốt và phải có thái độ chân tình cầu thị, nói đúng ưu điểm và khuyết điểm, phê bình phải đúng lúc, có hoàn cảnh thích hợp.
D. Cả ba phương án trên.
 
Câu 26: Hệ thống tổ chức Ban tuyên giáo của Đảng có ở mấy cấp?
A. 2 cấp: Trung ương, Tỉnh,                       
B. 3 cấp: Trung ương, Tỉnh, Huyện
C. 4 cấp: Trung ương, Tỉnh, Huyện, Xã
D. 5 cấp: Trung ương, Tỉnh, Huyện, Xã, Thôn
 
Câu 27: Cần đề cao những yếu tố nào trong phương châm tiến hành công tác tuyên truyền miệng:
A. Chủ động, tích cực phục vụ nhiệm vụ chính trị
B. Nhạy bén, kịp thời, cụ thể, thiết thực.
C. Kiên trì, linh hoạt
D. Cả 3 phương án trên.
 
Câu 28: Trích yếu nội dung của Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị là gì?
A. Về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
B.Về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
C. Về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
D. Về đẩy mạnh việc làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
 
Câu 29 : Quyết định số 221-QĐ/TW, ngày 27/4/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) quy định sự phối hợp của Ban Tuyên giáo các cấp với cơ quan quản lý Nhà nước cùng cấp trong việc gì?
A. Triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
B. Triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động văn hóa - giáo dục.
C. Triển khai các hoạt động văn hóa - giáo dục, giải quyết các vấn đề bức xúc của nhân dân.
D. Triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết các vấn đề bức xúc của nhân dân.
 
Câu 30: Văn bản nào quy định về Chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng ?
A. Quy định 45-QĐ/TW ngày 01/11/2011.
B. Quy định 47-QĐ/TW ngày 01/11/2011.
C. Quy định 54-QĐ/TW ngày 12/5/1999.
D. Quy định 76-QĐ/TW ngày 15/6/2000.
 
Câu 31 : Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết" trong tác phẩm nào sau đây của Người?
A. Sửa đổi lối làm việc.           
B. Di chúc.
C. Tuyên ngôn Độc lập.          
D. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
 
Câu 32 : Theo Quy định hiện hành của Ban Bí thư Trung ương Đảng thì Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Thành ủy (trừ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh) có không quá mấy phòng?
A. 4 phòng.                                               
B. 6 phòng.
C. 5 phòng.                                                 
D. 7 phòng.
 
Câu 33: Giải pháp chủ yếu để nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân từ phía cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh gồm nội dung nào?
A. Đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng, của nhân dân lên trên hết;
B. Phải đi sâu, đi sát thực tế, gần gũi quần chúng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân;
C. Mối quan hệ Đảng-Dân luôn là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp cách mạng;
D. Cả 3 phương án trên.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 

Tin liên quan