KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (30/4/1975 - 30/4/2025)
Tin tức hoạt động
Đăng ngày: 17/09/2017 - Lượt xem: 190
Công tác khoa giáo và các vấn đề xã hội hiện nay

Phòng Khoa giáo, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy  

Công tác khoa giáo là một bộ phận công tác tư tưởng của Đảng, gắn liền với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, là hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đối với hoạt động của các ngành, cơ quan quản lý nhà nước trên lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề; khoa học, công nghệ và môi trường; dân số, gia đình và trẻ em; thể dục, thể thao và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Xác định sâu sắc về vai trò, vị trí của công tác khoa giáo, thời gian qua, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã tích cực, chủ động tham mưu giúp cấp ủy triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, đồng thời ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo trên các lĩnh vực khoa giáo phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh.

Để sớm hiện thực hóa các chỉ thị, nghị quyết của Đảng thành những kết quả cụ thể, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã từng bước đổi mới công tác tham mưu triển khai quán triệt, học tập; chỉ đạo, định hướng tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong các đơn vị khối khoa giáo, đồng thời tăng cường đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát triển khai thực hiện. Việc sơ kết, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết của Đảng được Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chú trọng tham mưu. Công tác khoa giáo ở cơ sở từng bước được quan tâm chỉ đạo. Đồng thời việc theo dõi, nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về các lĩnh vực công tác khoa giáo được thực hiện thường xuyên, trên cơ sở đó tham mưu giải quyết khi phát sinh những vấn đề gây bức xúc trong nhân dân.

Để nâng cao hiệu quả phối hợp, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa Ban Tuyên giáo - cơ quan tham mưu của cấp ủy - với các đơn vị khối khoa giáo - cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân, từ năm 2005, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã phối hợp với các đơn vị khối khoa giáo xây dựng Quy chế phối hợp. Hằng năm, được cụ thể hóa thành chương trình, kế hoạch phối hợp. Nhờ đó, các lĩnh vực khoa giáo phát triển khá toàn diện.

Quy mô, chất lượng giáo dục, đào tạo được giữ vững và từng bước được chuẩn hóa. Hưng Yên là tỉnh thứ 6 đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, tỉnh thứ 7 đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2; điểm bình quân thi và tỷ lệ học sinh đỗ đại học thuộc nhóm 10 tỉnh cao nhất toàn quốc. Chất lượng khám, chữa bệnh được nâng lên; tuổi thọ trung bình đạt 74 tuổi; tỷ lệ tăng dân số duy trì dưới 1%; tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 76%. Hoạt động khoa học và công nghệ chuyển mạnh sang thực hiện các đề tài, dự án ứng dụng, góp phần tích cực vào phát triển công nghiệp, nông nghiệp và văn hóa, xã hội. Quản lý Nhà nước về môi trường được tăng cường; ý thức, trách nhiệm của nhân dân được nâng lên. Tỷ lệ rác thải công nghiệp, nông thôn được thu gom, xử lý đạt cao; môi trường đô thị chuyển biến tích cực. Phong trào thể dục, thể thao không ngừng phát triển. Số người tham gia tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên đạt trên 30%; các môn thể thao trọng điểm, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng thể thao được đầu tư. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa được đẩy mạnh, số gia đình văn hóa đạt 89%. Kết quả này thực sự là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, tạo nền tảng để Hưng Yên sớm trở thành tỉnh công nghiệp.

Tuy nhiên, hiện nay, công tác khoa giáo Hưng Yên đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài: Công tác quản lý, xử lý vi phạm về ô nhiễm môi trường, vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phân luồng học sinh, tuyển sinh dạy nghề đạt thấp; chất lượng khám, chữa bệnh tại một số cơ sở y tế chưa theo kịp yêu cầu, tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt thấp so với trung bình cả nước; việc nhân rộng kết quả nghiên cứu trong sản xuất, đời sống ở một số địa phương chưa được đẩy mạnh; tỷ lệ sinh con thứ 3+ và mất cân bằng giới tính (118 bé trai/100 bé gái) còn cao...

Trong nhiệm kỳ Đại hội XVII, XVIII, Đảng bộ tỉnh Hưng Yên càng coi trọng, quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các lĩnh vực khoa giáo. Nhiều nghị quyết, chương trình được ban hành như các Nghị quyết về Chương trình phát triển giáo dục, về chăm sóc sức khỏe nhân dân, về quản lý, xử lý ô nhiễm môi trường; các Chương trình hành động về đổi mới giáo dục và đào tạo, về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, về phát triển khoa học và công nghệ, về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế... Để tiếp tục tham mưu thực hiện hiệu quả các nghị quyết, chương trình hành động của Tỉnh ủy đòi hỏi trong thời gian tới, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và các đơn vị khối khoa giáo cần tiếp tục đổi mới hoạt động, đưa công tác khoa giáo đi vào chiều sâu, trong đó chú trọng thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Thứ nhất, tiếp tục tham mưu giúp cấp uỷ Đảng tổ chức nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền sâu sắc nội dung các chỉ thị, nghị quyết của Đảng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; bám sát nhóm mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của các nghị quyết và căn cứ vào điều kiện thực tiễn của tỉnh để xây dựng kế hoạch, chương trình và tổ chức thực hiện; chú trọng đúng mức công tác định hướng, thẩm định, sơ kết, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết của Đảng.

Thứ hai, tiếp tục nâng cao trách nhiệm, tăng cường phối hợp, đổi mới nội dung và phương thức phối hợp giữa Ban Tuyên giáo và các đơn vị trong khối khoa giáo, gắn việc triển khai Quy chế phối hợp khối khoa giáo với thực hiện Quy chế phối hợp giữa Ban Tuyên giáo các cấp với cơ quan quản lý Nhà nước cùng cấp trong triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết các vấn đề bức của nhân dân.

Thứ ba, đổi mới phương thức hoạt động, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính; tăng cường tính chủ động, đưa công tác khoa giáo vào chiều sâu, đặc biệt là tạo chuyển biến quan trọng trong việc hướng công tác khoa giáo về cơ sở, hướng hoạt động vào thực tiễn của địa phương để khơi dậy các nhân tố tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Thứ tư, thường xuyên củng cố, kiện toàn, phân công nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ làm công tác tham mưu về lĩnh vực khoa giáo ở Ban tuyên giáo các cấp, nhất là đối với Ban tuyên giáo đảng ủy xã, phường, thị trấn. Chỉ đạo ban tuyên giáo cơ sở phối hợp với các ngành trong khối khoa giáo cùng cấp xây dựng và triển khai hiệu quả chương trình phối hợp hằng năm, từ đó nâng cao chất lượng công tác tham mưu cũng như công tác hiện thực hóa trong đời sống.

Thứ năm, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng và bố trí, sử dụng hợp lý, hiệu quả đội ngũ cán bộ làm công tác khoa giáo các cấp. Cán bộ, công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo cần nâng cao trách nhiệm, đi đầu trong thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về các lĩnh vực khoa giáo, gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Tin liên quan