KỶ NIỆM 135 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (19/5/1890 - 19/5/2025)
Hỏi - Đáp về đấu nối và sử dụng nước sạch
Đăng ngày: 23/01/2019 - Lượt xem: 240
Hỏi: Xã hội hoá lĩnh vực cấp nước sạch là gì? Tại sao phải thực hiện xã hội hóa huy động nguồn vốn của doanh nghiệp và người dân để đầu tư công trình cấp nước sạch nông thôn?

Trả lời:

Xã hội hoá lĩnh vực cấp nước sạch là gì?

Theo Điều I mục 3 khoản a, Quyết định số 104/2000/QĐ- TTG ngày 25/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ quy định:

Xã hội hoá lĩnh vực cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn là vận động và tổ chức, tạo cơ sở pháp lý để khuyến khích sự tham gia của nhân dân, của các thành phần kinh tế và toàn xã hội vào sự phát triển cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn nhằm nâng cao điều kiện sống và tăng cường sức khoẻ cho dân cư nông thôn.

Tại sao phải thực hiện xã hội hóa huy động nguồn vốn của doanh nghiệp và người dân trong hoat động đầu tư cấp nước?

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về cấp nước sạch nông thôn theo chiến lược đề ra, trong nhiều năm qua Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành các Nghị quyết, Quyết định và nhiều văn bản chỉ đạo làm căn cứ triển khai thực hiện, đẩy nhanh tiến trình cấp nước sạch nông thôn. Giai đoạn từ năm 1997-2015, lĩnh vực đầu tư cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh, được thực hiện chủ yếu bằng nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Chương trình cấp nước các thị trấn, thị tứ vốn ODA Phần Lan và Chương trình theo kết quả vốn vay Ngân hàng Thế giới và công trình đầu tư bằng nguồn vốn của Công ty cấp nước tỉnh với tổng số 32 công trình, cấp nước cho 54/161 xã, phường thị trấn trên địa bàn tỉnh. Song mới có khoảng 20% dân số đấu nối sử dụng nước sạch, trong đó nhiều công trình xuống cấp, không đảm bảo công suất, chất lượng nước phục vụ nhân dân.

Thực hiện chủ trương cấp nước sạch khu vực nông thôn, giai đoạn từ năm 1997-2015 lĩnh vực đầu tư cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh, được thực hiện chủ yếu bằng nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Chương trình cấp nước các thị trấn, thị tứ vốn ODA Phần Lan và Chương trình theo kết quả vốn vay Ngân hàng Thế giới và công trình đầu tư bằng nguồn vốn của Công ty cấp nước tỉnh với tổng số 32 công trình với tổng mức đầu tư khoảng 900 tỷ đồng cấp nước cho 54/161 xã, phường thị trấn. Tuy nhiên, do các công trình đã được đầu tư từ lâu, thời gian thi công kéo dài, công nghệ xử lý còn thô sơ, đầu tư nhỏ lẻ (mỗi dự án chỉ cấp nước cho 1-2 xã) không đảm bảo công suất, chất lượng nước phục vụ nhân dân.

Trước nhu cầu ngày càng cao về nước sạch phục vụ đời sống nhân dân, thực hiện Mục tiêu Chương trình xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cần thiết phải thực hiện xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp, vốn huy động của người sử dụng nước đầu tư công trình cấp nước sạch nông thôn. Được sự quan tâm của các cấp chính quyền, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đến nay đã thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư công trình cấp nước sạch (đến tháng 11/2018 thu hút được 13 doanh nghiệp đăng ký đầu tư mới 13 công trình phục vụ cấp nước cho hơn 80 xã, tổng vốn đầu tư khoảng 1.600 tỷ đồng). Đây là kết quả quan trọng ban đầu, trong thực hiện xã hội hóa đầu tư công trình cấp nước sạch nông thôn. Yêu cầu thực tiễn đặt ra cấp thiết phải có giải pháp tích cực đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích thu hút đầu tư của các doanh nghiệp và người sử dụng nước sạch đi đôi với tăng cường quản lý nhà nước và cấp nước sạch nông thôn phấn đấu đạt mục tiêu của tỉnh đã đề ra.

Do địa bàn nông thôn trải rộng nên đầu tư công trình cấp nước chi phí rất cao nguồn vốn ngân sách có hạn, việc quản lý bảo vệ công trình khó khăn do đó phải huy động nguồn lực của doanh nghiệp, chính sách hỗ trợ, khuyến khích của Nhà nước, sự tham gia đóng góp của cộng đồng dân cư.

 

Nguồn: Sổ tay Hỏi - Đáp về đấu nối và sử dụng nước sạch của Ban chỉ đạo thực hiện chương trình cấp nước sạch tỉnh Hưng Yên giai đoạn đến năm 2020

Tin liên quan