KỶ NIỆM 80 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM (22/12/1944 - 22/12/2024) VÀ 35 NĂM NGÀY HỘI QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN (22/12/1989 - 22/12/2024)
Tin tức hoạt động
Đăng ngày: 08/02/2022 - Lượt xem: 88
Châu Âu ghi nhận số ca mắc COVID-19 cao nhất thế giới

Châu Âu là khu vực ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất thế giới (136.524.099 ca), tiếp theo là châu Á (104.747.952 ca), Bắc Mỹ (91.630.534 ca), Nam Mỹ (50.633.157 ca). Châu Phi (11.203.287 ca) và châu Đại Dương (2.955.598 ca) là 2 khu vực có số ca mắc ít nhất.

Trang thống kê trực tuyến worldometers.info cập nhật các số liệu mới nhất tính đến sáng 8/2 cho thấy, trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 1.633.898 ca nhiễm, nâng tổng số ca nhiễm COVID-19 trên thế giới hiện là 397.695.348 ca, trong đó 5.765.934 ca tử vong và  317.137.214 ca đã được chữa khỏi.
Với số ca mắc cao liên tục trong nhiều ngày qua, châu Âu trở thành khu vực ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất thế giới (136.524.099 ca), tiếp theo là châu Á (104.747.952 ca), tiếp đến là Bắc Mỹ (91.630.534 ca) và Nam Mỹ (50.633.157 ca). Châu Phi (11.203.287 ca) và châu Đại Dương (2.955.598 ca) là 2 khu vực có số ca mắc ít nhất.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Tây Ban Nha (Ảnh: Euronews)
Tại châu Âu, Nga ghi nhận số ca mắc  mới trong 24 giờ qua cao nhất châu lục là 171.905 ca, nâng tổng số ca mắc ở quốc gia này lên 12.982.023 ca; tiếp đến là Đức 138.867 ca. Trong khi đó, tình hình dịch tại Italy, Anh và Tây Ban Nha ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực. Trong 24 giờ qua, Italy ghi nhận 41.247 ca, Anh ghi nhận 57.623 ca và Tây Ban Nha 40.272 ca.
Tại châu Á, một số quốc gia trong khu vực ghi nhận số ca mắc mới ở mức cao trong 24 giờ qua là: Thổ Nhĩ Kỳ 96.514 ca; Nhật Bản 92.865 ca; Ấn Độ 62.507 ca; Israel 21.843 ca;…
Trung Quốc tiếp tục chính sách quét sạch COVID-19 trong cộng đồng (Zero-COVID), theo đó đã phong tỏa thành phố Bách Sắc, thuộc khu vực Quảng Tây, sau khi ghi nhận 37 ca lây nhiễm trong cộng đồng trong ngày 6/2. Giới chức thành phố Bách Sắc đã yêu cầu người dân ở nhà từ ngày 7/2 và tránh đi lại không cần thiết để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch. Thành phố này cũng tạm ngừng các hoạt động kinh doanh không thiết yếu, giao thông công cộng, đóng cửa trường học và tạm hoãn mở cửa trở lại các cửa khẩu dọc biên giới. Các nhân viên trong những ngành thiết yếu ở Bách Sắc cần phải có giấy thông hành mới được di chuyển trong nội thành.
Trong khi đó, Bộ Giáo dục Hàn Quốc đã cho phép trường học tự quyết định hình thức học, tiếp tục học trực tiếp hay chuyển sang học từ xa tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh tại trường. Tuy nhiên, mỗi trường học sẽ được khuyến cáo không chuyển sang học từ xa hoàn toàn theo kế hoạch mới nếu 3% số học sinh có kết quả xét nghiệm dương tính hoặc 15% phải tự cách ly do nhiễm hoặc có tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19. Các trường học cũng sẽ được yêu cầu phát hiện các ca nhiễm và tiến hành truy vết trong nhà trường bằng bộ xét nghiệm kháng nguyên nhanh và xét nghiệm PCR di động.
 Tại châu Mỹ, Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch COVID-19 trên thế giới với 78.187.187 ca mắc và 927.326 ca tử vong. Số ca mắc mới COVID-19 tại Mỹ đã tăng mạnh kể từ giữa tháng 12/2021 do biến thể Omicron có khả năng lây lan nhanh. Trong 24 giờ qua, Mỹ ghi nhận 80.022 ca nhiễm mới.
Tại châu Phi, nhiều quốc gia đang đối mặt với làn sóng bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4 khi số ca mắc mới mỗi ngày đang tăng nhanh. Tính đến 6 giờ sáng 8/2 (giờ Việt Nam), toàn châu Phi đã ghi nhận tổng cộng 11.203.287 ca mắc COVID-19, trong đó có 10.073.584 bệnh nhân đã được điều trị khỏi bệnh và 242.093 ca tử vong. Nam Phi vẫn là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất “Lục địa Đen”, tiếp đến là Bắc Phi và Đông Phi, trong khi Trung Phi chịu ít tác động nhất.
Tại châu Đại Dương, Australia ghi nhận 21.155 ca mắc mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm của nước này lên 2.750.562 ca.  Trong nỗ lực sống chung an toàn với COVID-19, Australia thông báo chính thức mở cửa biên giới cho tất cả các du khách quốc tế, các loại thị thực kể từ ngày 21/2, với điều kiện những người này tiêm đủ ít nhất hai mũi vaccine ngừa COVID-19. Những người chưa được tiêm vaccine phải nộp đơn xin miễn trừ y tế nếu muốn nhập cảnh vào Australia và sẽ phải cung cấp bằng chứng rằng họ không thể tiêm vì lý do y tế./.
Nguồn: https://nhandan.vn/
Tin liên quan