KỶ NIỆM 80 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM (22/12/1944 - 22/12/2024) VÀ 35 NĂM NGÀY HỘI QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN (22/12/1989 - 22/12/2024)
Đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
Đăng ngày: 07/05/2021 - Lượt xem: 179
Chuyển biến trong công tác bảo vệ môi trường ở huyện Khoái Châu

Với sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền, sự tham gia của các ngành, đoàn thể và sự hưởng ứng tích cực của người dân, công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Khoái Châu tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực. Nhận thức về bảo vệ môi trường trong nhân dân từng bước được nâng lên; các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện đã tích cực, chủ động phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và phát triển bền vững.

Những năm qua, huyện Khoái Châu (Hưng Yên) luôn xác định tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và mọi người dân trên địa bàn tập trung thực hiện nghiêm, đồng bộ, hiệu quả các biện pháp, tạo chuyển biến căn bản trong phòng ngừa, ngăn chặn, kiểm soát và đẩy lùi ô nhiễm, từng bước phục hồi và nâng cao chất lượng môi trường, thiết thực cải thiện môi trường sống và thúc đẩy phát triển bền vững. Do vậy, ngay sau khi Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Thông báo kết luận số 02-KL/TU, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 2923/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025, Ban Thường vụ Huyện ủy Khoái Châu đã cụ thể hóa thành Chương trình hành động số 15-CTr/HU, UBND huyện ban hành và triển khai Kế hoạch số 23/KH-UBND để tổ chức thực hiện nhiệm vụ giải pháp, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu đã đề ra. Với sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền, sự tham gia của các ngành, đoàn thể và sự hưởng ứng tích cực của người dân, công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Khoái Châu tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực. Nhận thức về bảo vệ môi trường trong nhân dân từng bước được nâng lên; các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện đã tích cực, chủ động phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và phát triển bền vững.
Dưới sự chỉ đạo của cấp ủy đảng, các cơ quan, đơn vị chức năng đã phối hợp tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ môi trường, phát huy vai trò của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp, đơn vị chịu trách nhiệm tác động làm chuyển biến nhận thức và nâng cao ý thức của các thành viên liên quan để có hành động thiết thực bảo vệ môi trường; đề cao tính nêu gương của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường. Xác định, quy định rõ trách nhiệm của các ngành, các cấp để xảy ra các vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; lấy kết quả thực hiện công tác bảo vệ môi trường là một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng tổ chức đảng, đảng viên hàng năm, trong xem xét khen thưởng các tổ chức, cá nhân, cơ quan, doanh nghiệp, hộ gia đình, khu dân cư. Cấp ủy, chính quyền các cấp thường xuyên phát động phong trào toàn dân chung tay bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu; ra quân làm sạch môi trường, trồng cây, hoa tạo cảnh quan môi trường, nhất là trong các đợt cao điểm về bảo vệ môi trường, như: Tuần lễ Quốc gia nước sạch - vệ sinh - môi trường, Ngày Môi trường thế giới…. Phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội trong công tác bảo vệ môi trường. Từ đó, các mô hình trong bảo vệ môi trường được nhân rộng, hoạt đông ngày càng hiệu quả, như: mô hình “Phụ nữ xử lý rác thải hữu cơ”; “Phụ nữ hạn chế sử dụng túi ni-lon”; “Tổ vệ sinh môi trường thanh niên tự quản”...
Những năm qua, huyện đã đề ra nhiều biện pháp để giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại khu chế biến miến dong Tứ Dân, khu chế biến mứt quất, táo Bình Minh. Đến nay, mức độ ô nhiễm đã giảm thiểu đáng kể, không còn nằm trong điểm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. 100% số xã, thị trấn đã thành lập và duy trì hiệu quả các tổ vệ sinh môi trường, góp phần làm xanh, sạch, đẹp môi trường nông thôn. Tổ vệ sinh môi trường tự quản gồm 02-03 người, hoạt động thu gom với tần suất 2-3 lần/tuần. Ủy ban nhân dân huyện đã hỗ trợ cho các tổ vệ sinh môi trường các xã, thị trấn xe thu gom rác, trang phục bảo hộ lao động để duy trì, nâng cao hiệu quả hoạt động; 239 lao động trực tiếp làm công việc thu gom, vận chuyển rác thải tại các tổ vệ sinh môi trường được hỗ trợ bảo hiểm y tế.
Thực hiện Kế hoạch số 63/KH-UBND ngày 14/4/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh, năm 2015, huyện đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch liên ngành triển khai mô hình điểm phân loại, xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình tại 15 xã, với 3.285 hộ đăng ký, trong đó 1.605 hộ đăng ký sử dụng thùng đựng rác, 1.680 hộ đăng ký sử dụng nắp hố rác. Năm 2016, tiếp tục triển khai kế hoạch nhân rộng mô hình đến 25 xã, thị trấn, 100% các thôn, với tổng số 6.450 hộ thực hiện mô hình. Đến nay, Khoái Châu đã thực hiện được 18.445/58.878 hộ tham gia mô hình, đạt 31%, riêng xã Đông Ninh vượt chỉ tiêu 50%. Các hộ chăn nuôi thực hiện mô hình xây dựng hầm Biogas, vừa có khí gas để đốt vừa giảm được tình trạng ô nhiễm môi trường. Tổng số hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện 7.000 hộ, trong đó 3.700 hộ sử dụng hầm biogas để xử lý chất thải chăn nuôi, 3.300 hộ còn lại sử dụng đệm lót sinh học. Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường đạt 87,5%. Môi trường đô thị tại thị trấn Khoái Châu được quan tâm. Thị trấn đã thành lập đội vệ sinh môi trường để thu gom, vận chuyển rác, hàng tháng tổ chức ngày tổng vệ sinh môi trường, huy động các em học sinh tiểu học, trung học cơ sở, hội viên các đoàn thể chính trị - xã hội và cộng đồng dân cư tham gia vệ sinh đường làng, ngõ xóm, khơi thông cống rãnh...
Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường cho chủ đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý trên địa bàn huyện được đẩy mạnh. Hoạt động hướng dẫn, đôn đốc, giám sát chủ đầu tư các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các thủ tục về bảo vệ môi trường; kiên quyết không cho hoạt động đối với các cơ sở chưa xây dựng, chưa đủ điều kiện vận hành công trình bảo vệ môi trường theo báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường đã được phê duyệt, xác nhận. Công tác đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường, cấp giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản đã được triển khai theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường. Đến nay, toàn huyện có 133 đơn vị đã đăng ký cam kết bảo vệ môi trường và Đề án bảo vệ môi trường đơn giản. Công tác kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về vệ sinh môi trường được thực hiện theo kế hoạch, thời gian qua đã xử phạt nhiều tổ chức, cá nhân có vi phạm trong công tác bảo vệ môi trường.
Căn cứ nhiệm vụ được giao, thời gian tới, huyện Khoái Châu tiếp tục chỉ đạo các phòng, ban, ngành, đoàn thể huyện, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Đề án Bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu, trọng tâm là: Phát triển số hộ tham gia mô hình phân loại, xử lý rác thải tại nguồn còn thiếu theo chỉ tiêu của Ủy ban nhân dân tỉnh. Tiếp tục nâng cao hoạt động của các tổ vệ sinh môi trường tự quản; khuyến khích thành lập các hợp tác xã dịch vụ môi trường hoặc hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, môi trường để thực hiện việc thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn. Tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, làng nghề, chăn nuôi trong khu dân cư, xử lý nghiêm nếu chưa có đủ thủ tục về bảo vệ môi trường…
HC
Tin liên quan