KỶ NIỆM 80 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM (22/12/1944 - 22/12/2024) VÀ 35 NĂM NGÀY HỘI QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN (22/12/1989 - 22/12/2024)
Tin tức hoạt động
Đăng ngày: 14/09/2022 - Lượt xem: 141
Coi văn hoá, con người là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng nhất trong xây dựng và phát triển đất nước

Để tạo nên sự gắn kết hài hoà giữa các nền tảng đạo đức, khoa học và phát triển ở Việt Nam, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng khẳng định 3 yếu tố, gồm: đổi mới sáng tạo; phát triển nhanh và bền vững; lấy con người làm trung tâm. Trong đó, chú trọng phát triển con người toàn diện, bảo đảm an ninh con người, chăm lo sức khoẻ, sự an toàn và môi trường sống tốt cho nhân dân; đặc biệt, coi văn hoá, con người là sức mạnh nội sinh, nguồn lực và là động lực quan trọng nhất trong xây dựng và phát triển đất nước.

Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng - Uỷ viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương phát biểu tại Hội thảo.
Chiều 13/9, tại Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE), TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đã diễn ra Hội thảo “Khoa học, đạo đức học và phát triển con người”. Hội thảo do Hội Gặp gỡ Việt Nam phối hợp với Liên minh Nghị viện thế giới, Bộ Khoa học và Công nghệ, UBND tỉnh Bình Định, Viện nghiên cứu phát triển Pháp chi nhánh tại Việt Nam tổ chức.
Tham dự Hội thảo có các đồng chí: Nguyễn Xuân Thắng – Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Nguyễn Mạnh Hùng – Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; lãnh đạo tỉnh Bình Định và 200 nhà khoa học, chính trị gia, nhà quản lý trong nước và quốc tế.
Phát biểu tại Hội thảo, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng - Uỷ viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương nhấn mạnh: Sau 35 năm Đổi mới, từ một nước nghèo, lạc hậu, thu nhập thấp, Việt Nam đã trở thành một nước đang phát triển, thu nhập trung bình. Đó là kết quả của việc thực hiện xuyên suốt chiến lược phát triển nhanh, bao trùm và bền vững; của quan điểm coi con người là mục tiêu, là động lực của sự phát triển; nhân dân là chủ thể của Đổi mới, là trung tâm của sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước; phát triển kinh tế đi đôi với bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường ngay trong từng bước, từng chính sách và trong suốt quá trình phát triển; và đặc biệt, trong đó có đóng góp quan trọng của việc thực hiện nhất quán tư tưởng phát triển khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, phát triển con người là “quốc sách hàng đầu.
Để tạo nên sự gắn kết hài hoà giữa các nền tảng đạo đức, khoa học và phát triển ở Việt Nam, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng khẳng định 3 yếu tố, gồm: đổi mới sáng tạo; phát triển nhanh và bền vững; lấy con người làm trung tâm. Trong đó, chú trọng phát triển con người toàn diện, bảo đảm an ninh con người, chăm lo sức khoẻ, sự an toàn và môi trường sống tốt cho nhân dân; đặc biệt, coi văn hoá, con người là sức mạnh nội sinh, nguồn lực và là động lực quan trọng nhất trong xây dựng và phát triển đất nước.
Tại Hội thảo, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng bày tỏ mong muốn các nhà khoa học, chính trị gia, nhà quản lý trong nước và quốc tế sẽ thảo luận, xác định được đường biên “đạo đức” để tiến bộ khoa học thực sự vì con người, phù hợp với sự phát triển của xã hội và phục vụ nhu cầu thực sự của xã hội.
 Đông đảo các nhà khoa học trong nước và quốc tế tham gia Hội thảo.
Theo Ban tổ chức, Hội thảo “khoa học, đạo đức học và phát triển con người” là Hội thảo thứ ba trong chuỗi hội thảo liên ngành “Vai trò Khoa học và xã hội” được tổ chức trong khuôn khổ chương trình “Gặp gỡ Việt Nam”, đồng thời là Hội thảo tiếp nối hai hội thảo quốc tế “Khoa học cơ bản và xã hội” và “Khoa học để phát triển” đã được tổ chức vào năm 2016 và năm 2018 tại Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE).
Hội thảo lần này ghi nhận là sự kiện Châu lục tại Châu Á trong khuôn khổ “Năm Quốc tế về Khoa học cơ bản vì sự phát triển bền vững”; là dịp để các nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách, đại diện các tổ chức quốc tế thảo luận về mối tương quan giữa khoa học và đạo đức, nền tảng cơ bản cho sự phát triển con người; đồng thời thảo luận về vai trò của khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng đối với sự phát triển bền vững của xã hội, trong đó yếu tố đạo đức và phát triển con người sẽ được nhấn mạnh.
Tại Hội thảo, cùng với 7 bàn tròn giới thiệu vai trò của khoa học đạo đức trong các chủ đề: Y tế và thao tác trên thể sống; môi trường và đa dạng sinh học; phát triển bền vững và tài nguyên; giáo dục khoa học, thử thách, cơ hội và đạo đức; thông minh nhân tạo và nâng cấp con người; công nghệ mới trổi, công nghệ na-nô, công nghệ sinh học; khoa học, hòa bình và giải trừ quân bị, và có hai hội thảo bàn tròn đặc biệt.
Trong đó, một Hội thảo bàn tròn đặc biệt với sự tham gia của các nhà khoa học, chính trị gia, thảo luận về cách thức các nghị viện có thể phát huy hiệu quả vai trò hoạch định chính sách của mình về việc sử dụng khoa học có đạo đức vì lợi ích xã hội và hòa bình, đặc biệt là trong các giai đoạn khủng hoảng.
Hội thảo bàn tròn đặc biệt thứ hai đề cập đến mối quan hệ giữa khoa học và hoạch định chính sách trong thời kỳ đại dịch, với nội dung thảo luận chủ yếu về chất lượng và hiệu quả của các chính sách được các chính phủ áp dụng để bảo vệ người dân./.
Nguồn: https://dangcongsan.vn/
 

 

 
Tin liên quan