KỶ NIỆM 80 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM (22/12/1944 - 22/12/2024) VÀ 35 NĂM NGÀY HỘI QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN (22/12/1989 - 22/12/2024)
Tin tức hoạt động
Đăng ngày: 05/09/2021 - Lượt xem: 84
Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống dịch Covid-19

Ngày 5.9, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống dịch Covid-19. Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu Hưng Yên có các đồng chí: Nguyễn Hữu Nghĩa, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Trần Quốc Văn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh; Trần Quốc Toản, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh. Cùng dự có đồng chí Nguyễn Duy Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND tỉnh…

Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Hưng Yên
Từ ngày 27.4 đến ngày 4.9, cả nước ghi nhận trên 508 nghìn ca mắc Covid-19, trong đó gần 280 nghìn người đã khỏi bệnh, trên 12,7 nghìn ca tử vong; có 10 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận ca mắc mới, 6 tỉnh không có ca lây nhiễm thứ phát, 1 tỉnh chưa ghi nhận ca mắc.

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, thời gian qua, công tác phòng, chống dịch Covid-19 đã tiếp thu các ý kiến của Nhân dân, các nhà khoa học, tham khảo các bài học quốc tế, từng bước hoàn thiện để thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn. Kết quả cho thấy, công tác phòng, chống dịch đang đi đúng hướng, phù hợp với diễn biến tình hình và điều kiện thực tế. Cụ thể, một số địa phương quyết liệt triển khai các biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ; các địa phương tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo và khẩn trương rà soát, củng cố và kiện toàn ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 các cấp, thành lập các trung tâm/sở chỉ huy phòng, chống dịch với phương châm “Mỗi xã, phường, thị trấn là một pháo đài, mỗi người dân là một chiến sỹ”. Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai các chính sách an sinh xã hội đến người dân; phối hợp với doanh nghiệp sản xuất, phân phối, các hiệp hội, đơn vị có liên quan triển khai các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn trong việc duy trì sản xuất và lưu thông, vận chuyển hàng hóa, bảo đảm cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân…

Tuy nhiên, một số địa phương ban hành các quy định về phòng, chống dịch theo thẩm quyền chưa phù hợp với tinh thần chỉ đạo chung gây bức xúc cho Nhân dân; một số xã, phường, thị trấn có nơi, có lúc chưa thực hiện nghiêm, chưa quyết liệt, đồng bộ trong triển khai thực hiện các quy định về phòng, chống dịch, còn tình trạng lúng túng trong phân công nhiệm vụ, phối hợp tổ chức thực hiện. Tình hình an ninh trật tự tại một số khu công nghiệp tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp...

Nhận định, đánh giá tình hình dịch tại Thành phố Hồ Chí Minh, một số tỉnh miền Nam đang trong giai đoạn cao điểm; tại Thành phố Hà Nội và một số tỉnh, thành phố khác, nguy cơ bùng phát dịch luôn tiềm ẩn; nhiều tỉnh, thành phố tuy đã cơ bản kiểm soát được dịch, nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ xuất hiện các ổ dịch trong cộng đồng và có khả năng bùng phát. Trên cơ sở đó, các đại biểu, đại diện các địa phương đã tập trung thảo luận chia sẻ kinh nghiệm, các biện pháp trong phòng, chống dịch trong thời gian tới. 

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 yêu cầu: Các cấp, các ngành, các địa phương tiếp tục thực hiện phòng, chống dịch theo các văn bản chỉ đạo của Trung ương; quán triệt tinh thần chỉ đạo “chống dịch như chống giặc”; lấy xã, phường, thị trấn là “pháo đài”, người dân là “chiến sỹ”, vừa là trung tâm phục vụ, vừa là chủ thể thực hiện. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp. Các địa phương thực hiện giãn cách xã hội thực hiện triệt để quy định về giãn cách, cách ly “ai ở đâu ở yên đó”, bảo đảm an sinh xã hội, không để người dân thiếu ăn; bảo đảm để người dân được tiếp cận dịch vụ y tế từ sớm, từ xa, ngay tại xã, phường, thị trấn; bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội; tuyên truyền, vận động để dân biết, dân hiểu, dân tin, dân theo và dân làm, cùng với hệ thống chính trị tham gia phòng, chống dịch tích cực, hiệu quả. Tổ chức tốt công tác xét nghiệm, nâng cao năng lực điều trị; khẩn trương tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 khi có phân bổ vắc xin. Từng bước khôi phục và đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh tại các địa phương đã kết thúc giãn cách xã hội, bảo đảm an toàn và thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch tại khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Các địa phương chủ động bảo đảm các điều kiện về nguồn lực, hậu cần theo phương châm “4 tại chỗ”; thường xuyên rà soát về nhân lực, vật tư, thiết bị y tế, cơ sở điều trị để đáp ứng với diễn biến dịch bệnh trên địa bàn; quyết tâm thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội… 

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tỉnh Hưng Yên và một số tỉnh khác sẵn sàng hỗ trợ công tác xét nghiệm cho Thành phố Hà Nội khi cần.
Nguồn: http://baohungyen.vn/
 
Tin liên quan