KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ (10/10/1954 – 10/10/2024)
Tin tức hoạt động
Đăng ngày: 09/04/2019 - Lượt xem: 60
Một số kết quả thực hiện Đề án bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016 - 2020

Nhằm tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các biện pháp tạo chuyển biến căn bản trong phòng ngừa, ngăn chặn, kiểm soát và đẩy lùi ô nhiễm, từng bước phục hồi và nâng cao chất lượng môi trường, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học..., ngày 07/12/2016, UBND tỉnh Hưng Yên ban hành Quyết định số 2923/QĐ-UBND phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu tỉnh giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 (Đề án). Sau 03 năm thực hiện Đề án, tỉnh Hưng Yên đã đạt được những kết quả tích cực trong công tác bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu.

Để cụ thể hóa Đề án, Sở Tài nguyên & Môi trường đã ban hành các văn bản, như: Công văn số 107/STTMT-BVMT ngày 09/02/2017 đôn đốc các sở, ban, ngành của tỉnh, UBND các huyện, thành ủy triển khai Đề án; Hướng dẫn số 02/HD-STTMT ngày 23/5/2017 về việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng; Hướng dẫn số 906/STNMT-HD ngày 14/7/2017 về việc hướng dẫn thực hiện công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường trong nước, trong và sau lụt, bão, thiên tai trên địa bàn tỉnh; Công văn số 1023/STNMT-CCBVMT ngày 07/8/2017 về việc khắc phục tồn tại, hạn chế trong thực hiện phân loại, xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, Sở Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì tổ chức 03 hội nghị tuyên truyền, triển khai các chuyên đề về môi trường cho các đối tượng lãnh đạo UBND huyện, trưởng các phòng cấp huyện, thành phố; chủ tịch UBND các xã, thị trấn; giám đốc và cán bộ liên quan của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, Sở cũng đã tổ chức 02 lớp đào tạo nghiệp vụ và cấp giấy chứng nhận nghiệp vụ bảo vệ môi trường trong kinh doanh xăng dầu cho 286 người.
Tính đến thời điểm hiện nay, tại các vùng nông thôn, làng nghề trên địa bàn tỉnh đã có khoảng 70% rác thải sinh hoạt được thu gom, xử lý (tăng 12% so với thời điểm trước khi ban hành đề án; mục tiêu của đề án đến năm 2020 là 80%). Thành lập và duy trì hoạt động 915 tổ vệ sinh môi trường với 2.369 người tham gia, đảm bảo thu gom rác thải tại 100% số thôn, khu dân cư; thành lập 06/154 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và môi trường (tại các huyện Văn Giang, Kim Động, Phù Cừ). Đa dạng hóa các hình thức thu gom, vận chuyển rác thải tại các xã: Xã Vĩnh Khúc và xã Cửu Cao, huyện Văn Giang do Hội Liên hiệp phụ nữ xã và 01 hộ gia đình đảm nhiệm việc thu gom rác thải; triển khai thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt hàng ngày tại 07 xã, thị trấn và khu trung tâm của huyện Văn Lâm; 03 xã, thị trấn của huyện Yên Mỹ; 02 xã và thị trấn Văn Giang của huyện Văn Giang. Xây dựng 17 bãi chôn lấp rác thải hợp vệ sinh, 97 điểm tập kết rác thải quy mô thôn, xã (nâng tổng số 355 bãi chôn lấp, 210 điểm tập kết); mua và đưa vào vận hành 07 xe ô tô chuyên dụng vận chuyên rác thải (nâng tổng số xe ô tô chuyên dụng hỗ trợ các huyện là 16 xe); lắp đặt bổ sung 629 thùng đựng rác tại các khu vực công cộng, trường học (tổng số thùng chứa rác trên địa bàn tỉnh là 1.105 thùng); hỗ trợ 2.268 xe thu gom rác thải (nâng tổng số xe đẩy tay, xe cải tiến phục vụ việc thu gom rác được trang bị trên 5.200 xe). Vận động, hỗ trợ dụng cụ, chế phẩm vi sinh cho 89.305 hộ gia đình, chiếm 26,06% số hộ gia đình của tỉnh (tăng 67.503 hộ gia đình so với thời điểm phê duyệt Đề án) tại 153/161 xã, phường, thị trấn thực hiện phân loại, xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình. Việc phân loại, xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình được các địa phương triển khai với nhiều hình thức phù hợp với điều kiện của địa phương, như: huyện Phù Cừ vận động nhân dân tự đào hố, tận dụng vật liệu sẵn có để chế tạo nắp đậy hố xử lý rác hữu cơ; huyện Kim Động có 214 hộ gia đình xây và tận dụng bể xây hiện có để xử lý rác thải; xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang và một số địa phương khác sử dụng thùng nhựa 20 lít để phân loại, xử lý rác thải hữu cơ... Hoàn thành xử lý triệt để ô nhiễm môi trường đối với 02/4 làng nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ (làng nghề chế biến bột dong giềng xã Tứ Dân, huyện Khoái Châu, làng nghề thuộc da Liêu Xá, huyện Yên Mỹ); 02/4 làng nghề còn lại (làng nghề tái chế chì xã Chỉ Đạo và làng nghề tái chế nhựa Minh Khai, huyện Văn Lâm) đã và đang tích cực thực hiện các biện pháp xử lý triệt để ô nhiễm môi trường.
Vấn đề bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp được nghiên cứu, thực hiện một cách bài bản, triệt để, tính đến quý I/2019, 90% các cơ sở sản xuất, kinh doanh xây dựng mới đạt yêu cầu về bảo vệ môi trường (mục tiêu của Đề án đến năm 2020 là 100%); 100% khu công nghiệp đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường (mục tiêu của Đề án đến năm 2020 là 100%); 90% chất thải nguy hại được xử lý, tiêu huỷ, chôn lấp an toàn sau xử lý, tiêu hủy (mục tiêu của Đề án đến năm 2020 là 90%). 03/3 Khu công nghiệp (KCN) đi vào hoạt động có công trình xử lý nước thải tập trung đảm bảo đủ công suất tiếp nhận nước thải của các cơ sở sản xuất trong khu công nghiệp, trong đó có 02/3 KCN có công trình đạt cột A của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp; 01/3 KCN có công trình đạt cột B của quy chuẩn và hoàn thành cải tạo đạt cột A trước 31/8/2018. Năm 2017 thực hiện giám sát 01 tháng/1 lần, 02 tháng/1 lần đối với 28 cơ sở (đã phát hiện 42/105 lượt cơ sở xả thải nước thải vượt quy chuẩn về môi trường, yêu cầu có biện pháp khắc phục xử lý); năm 2018 thực hiện giám sát 01 tháng/1 lần đối với 05 cơ sở, 02 tháng/1 lần đối với 13 cơ sở; 03 tháng/01 lần đối với 09 cơ sở (phát hiện 08/104 lượt cơ sở xả thải nước thải vượt quy chuẩn về môi trường; yêu cầu các cơ sở có biện pháp khắc phục, xử lý; Lập danh sách các cơ sở là điểm nóng về ô nhiễm môi trường (có 16 cơ sở sản xuất, chăn nuôi nằm ngoài khu công nghiệp, trạm xử lý nước thải tập trung của 02 khu công nghiệp, 05 làng nghề và các sông tiếp nhận nước thải trên địa bàn tỉnh).
Nhân viên Công ty Môi trường đô thị TP. Hưng Yên thu gom rác thải sinh hoạt để chở về bãi (Ảnh: Nguyễn Điệp)
Lĩnh vực bảo vệ môi trường đô thị, y tế ngày một được chú trọng với 20% khu đô thị loại IV trở lên có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt yêu cầu (mục tiêu của Đề án đến năm 2020 là trên 50%); 89% chất thải rắn đô thị được thu gom, xử lý (mục tiêu của Đề án đến năm 2020 là trên 95%); 94% dân cư thành thị được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh (mục tiêu của Đề án đến năm 2020 là trên 95%); 100% chất thải rắn y tế được xử lý tiêu hủy; 45% cơ sở y tế công lập đã đầu tư, vận hành công trình xử lý nước thải y tế (mục tiêu của Đề án đến năm 2020 là 100%); 100% các đô thị trên địa bàn tỉnh đã xây dựng được khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung, các điểm tập kết, bãi chôn lấp rác thải hợp vệ sinh. Có 02 thị trấn và 01 xã có công trình thoát nước và xử lý nước thải khu dân cư được đầu tư, vận hành (thị trấn Yên Mỹ, huyện Yên Mỹ; thị trấn Ân Thi, huyện Ân Thi và xã Toàn Thắng, Kim Động). Riêng đối với lĩnh vực y tế, các cơ sở y tế công lập tuyến tỉnh và tuyến huyện đều ký hợp đồng thu gom, xử lý chất thải rắn y tế nguy hại với Công ty Cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp. Hiện có 09/20 cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh đã được đầu tư công trình xử lý nước thải; 05/20 cơ sở đang triển khai đầu tư công trình xử lý nước thải; 06/20 cơ sở y tế chưa được đầu tư công trình thu gom, xử lý nước thải y tế.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 02 khu xử lý chất thải tập trung đi vào hoạt động (Khu xử lý chất thải Đại Đồng huyện Văn Lâm có diện tích 10,2 ha và Khu xử lý chất thải thành phố Hưng Yên có diện tích 12,55 ha). Cùng với việc triển khai dự án Khu xử lý chất thải Đại Đồng mở rộng có diện tích 10,2 ha, đầu tư công nghệ đốt rác có xử lý bụi, khí thải, hạn chế việc chôn lấp rác gây tốn kém quỹ đất, tỉnh Hưng Yên đã có chủ trương chấp thuận cho Công ty TNHH giải pháp môi trường Đại Đồng (DECOS) xây dựng, vận hành thử nghiệm lò đốt rác thải sinh hoạt công suất 100 tấn/ngày tại Khu xử lý chất thải Đại Đồng, huyện Văn Lâm; đồng ý để Công ty TNHH Sa Mạc Xanh được thực hiện triển khai thử nghiệm dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ điện rác - WTE tại khu xử lý chất thải rắn của thành phố Hưng Yên làm cơ sở đánh giá hiệu quả, công nghệ xử lý rác tiên tiến hiện đại, hạn chế ô nhiễm môi trường để xem xét việc tiếp nhận dự án đầu tư khu xử lý chất thải của tỉnh.
Thời gian tới, nhằm đẩy mạnh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ còn lại của Đề án, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục tham mưu Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh trong lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành các quy định, cơ chế, chính sách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; phối hợp với các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các nhóm nhiệm vụ, giải pháp của Đề án.
Xuân Trường
Tin liên quan