KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ (10/10/1954 – 10/10/2024)
Tin tức hoạt động
Đăng ngày: 16/03/2021 - Lượt xem: 62
Thế giới có hơn 120,7 triệu ca nhiễm COVID-19

 Trong những giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 1.052 ca mắc mới COVID-19, nâng tổng con số thống kê được tính tới sáng hôm nay (16/3) là 120.766.019 trường hợp, trong đó có 2.671.776 ca tử vong.

Số liệu thống kê cụ thể trên worldometers.info vào sáng 16/3 cho thấy, hiện toàn thế giới có 97.408.086 ca nhiễm COVID-19 được công bố khỏi bệnh (chiếm 97% tổng số ca mắc). Trong số 20.686.157 ca bệnh đang điều trị thì có 20.598.080 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,6%) và 88.077 ca (chiếm 0,4%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng. Dịch bệnh hiện đang tác động đến 219 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Mỹ, Ấn Độ, Brazil là 3 “vùng dịch” lớn nhất trên thế giới. 

Xét theo quy mô toàn khu vực, số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Âu là 36.390.761 trường hợp, trong đó có 858.923 ca tử vong và 25.809.690 ca được điều trị khỏi. Dịch bệnh tại khu vực này vẫn tiếp tục lây lan dù chính phủ các nước đang đẩy mạnh chương trình tiêm chủng vaccine cho người dân. 

Hiện Bắc Mỹ có 34.637.277 ca nhiễm bệnh, trong đó có 792.626 ca tử vong vì COVID-19. Sau nhiều tháng chật vật chiến đấu với dịch bệnh, Mỹ vẫn là nước bị tác động nặng nề nhất trên thế giới, với tổng số 30.138.586 ca nhiễm và 548.013 ca tử vong vì COVID-19. Đứng thứ 2 là Mexico, với tổng cộng 2.166.290 ca nhiễm và 194.710 ca tử vong ghi nhận được tính đến thời điểm hiện tại. Tiếp đến là Canada với 913.047 ca nhiễm và 22.495 ca tử vong vì COVID-19.

Nhằm chặn đứng sự lây lan chưa có điểm dừng của dịch bệnh, nước Mỹ đang đẩy mạnh việc tiêm chủng vaccine phòng ngừa COVID-19, trong đó theo số liệu tiêm chủng hàng ngày trung bình mới nhất trong 7 ngày gần đây, có tới 2,4 triệu liều vaccine đang được sử dụng mỗi ngày, một con số kỷ lục cho đến hiện tại. Theo số liệu thống kê, khoảng 11,5% dân số Mỹ hiện đã được tiêm chủng đầy đủ vaccine COVID-19, trong khi có thêm hàng triệu người Mỹ hiện có đủ điều kiện để tiêm vaccine trong tuần này khi nhiều bang mở rộng phạm vi tiêm chủng. Đáng chú ý, lần đầu tiên, giáo viên ở tất cả 50 bang và thủ đô Washington D.C, hiện có thể tiêm chủng. 

Tính đến sáng 16/3, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Á là 26.262.661 trường hợp, với 410.820 ca tử vong và 24.567.258 ca điều trị khỏi. Trong tổng số 1.284.583 ca bệnh đang điều trị thì có 22.907 ca trong tình trạng nghiêm trọng. Ấn Độ tiếp tục là nước  “dẫn đầu” châu Á về số ca nhiễm, với 11.409.595 ca; tiếp theo sau là Thổ Nhĩ Kỳ với 2.984.893 ca.

Hiện Nam Mỹ ghi nhận 19.346.806 ca nhiễm và 499.992 ca tử vong vì COVID-19. Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê, Brazil tiếp tục là nước bị tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh trong khu vực, tiếp theo sau là Colombia, Argentina, Peru… với lần lượt: 11.525.477; 2.305.884; 2.201.886; 1.418.974… ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận tới thời điểm hiện tại.

Tính đến sáng 16/3, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 4.075.038 trường hợp, trong đó có 108.296 ca tử vong và 3.645.966 ca bình phục. Trong tổng số 320.776 ca đang điều trị thì có 2.599 ca trong tình trạng nguy kịch.

Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê, Nam Phi tiếp tục là nước chịu tác động nặng nề nhất trong khu vực, với 1.530.033 ca nhiễm COVID-19 và 51.421 ca tử vong vì dịch bệnh.

Trong 24 giờ qua, châu Đại Dương có thêm 6 ca nhiễm COVID-19, trong đó 4 ca ở Australia, 2 ca ở New Zealand. Hiện khu vực này ghi nhận 52.755 ca nhiễm và 1.104 ca tử vong vì COVID-19. Australia vẫn là nước có số ca nhiễm cao nhất trong khu vực, với 29.134 ca, tiếp theo sau là French Polynesia với 18.546 ca.

Trong ngày 15/3, thế giới ghi nhận một thông tin tích cực khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết một quỹ hỗ trợ chống đại dịch COVID-19 do tổ chức này phát động một năm trước đã huy động được gần 250 triệu USD từ người dân và các công ty tư nhân. Đây cũng là quỹ duy nhất trong hệ thống của Liên hợp quốc, đã giúp hỗ trợ hàng triệu nhân viên tuyến đầu, các thiết bị bảo vệ cá nhân quan trọng cùng nhiều trang thiết bị y tế và bộ xét nghiệm COVID-19, đặc biệt chống lại những thông tin sai lệch về đại dịch COVID-19. Ngoài việc hỗ trợ những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, quỹ trên còn giúp thúc đẩy việc nghiên cứu các loại vaccine ngừa COVID-19, xét nghiệm và điều trị.

Quỹ hỗ trợ chống đại dịch COVID-19 hiện đang kêu gọi thêm đóng góp nhằm huy động được số tiền 1,96 tỷ USD mà WHO đánh giá là cần thiết để kiểm soát đại dịch vào cuối năm 2021./.

Nguồn: dangcongsan.vn

 

Tin liên quan