KỶ NIỆM 80 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM (22/12/1944 - 22/12/2024) VÀ 35 NĂM NGÀY HỘI QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN (22/12/1989 - 22/12/2024)
Tin tức hoạt động
Đăng ngày: 22/05/2020 - Lượt xem: 54
Chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020-2030.

Ảnh minh họa
Chương trình nhằm bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người lao động, khuyến khích lối sống, dinh dưỡng lành mạnh tại nơi làm việc, phòng, chống bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp cho người lao động, bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước.
Chương trình được triển khai trên toàn quốc, bao gồm các cơ sở lao động, người sử dụng lao động, người lao động; ưu tiên các cơ sở lao động nhỏ, vừa, khu vực nông nghiệp, làng nghề, lao động nữ, lao động cao tuổi và lao động không có hợp đồng lao động và các cơ sở y tế.
Một trong các giải pháp và nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình là tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp liên ngành. Cụ thể, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, giữa các cơ quan có liên quan, các tổ chức chính trị, xã hội, hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ trong triển khai thực hiện các mục tiêu của Chương trình.
Bên cạnh đó, huy động sự tham gia của toàn hệ thống chính trị, các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể xã hội, cộng đồng dân cư để thực hiện các mục tiêu của Chương trình.
Cùng với đó là giải pháp tăng cường hệ thống cung cấp dịch vụ chuyên môn kỹ thuật y tế và tin học hóa, trong đó, đầu tư, nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất và nhân lực cho hệ thống kiểm chuẩn - tham chiếu đảm bảo chất lượng quan trắc môi trường lao động, giám sát sức khỏe, sàng lọc, phát hiện, chẩn đoán sớm bệnh nghề nghiệp; sơ cấp cứu tại nơi làm việc; điều trị, giám định, phục hồi chức năng bệnh nghề nghiệp và tại nạn lao động.
Hoàn thiện các hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh lao động, giới hạn tiếp xúc nghề nghiệp, khám chẩn đoán, điều trị và phục hồi chức năng tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Xây dựng hướng dẫn thực hiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe người lao động, quản lý yếu tố có hại, hồ sơ sức khỏe cá nhân; nâng cao sức khỏe người lao động tại tuyến cơ sở cho doanh nghiệp nhỏ, vừa, làng nghề và cho người lao động không có hợp đồng lao động.
Triển khai và nhân rộng mô hình phòng chống hiệu quả các bệnh truyền nhiễm và bệnh không lây nhiễm (ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản,...) tại nơi làm việc.
 
Phòng chống hiệu quả các bệnh nghề nghiệp tại một số ngành, nghề (bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp trong ngành y tế, nông nghiệp; bệnh điếc nghề nghiệp tại các ngành cơ khí, chế tạo máy; bệnh amiăng nghề nghiệp trong ngành xây dựng; bệnh nhiễm độc hóa chất nghề nghiệp trong ngành sản xuất da giầy, hóa chất, linh kiện điện tử; bụi phổi nghề nghiệp trong các ngành khai thác mỏ, cơ khí, luyện kim,...); giảm thiểu tiếp xúc với yếu tố có hại tại các cơ sở lao động có nguy cơ;...
Nguồn: chinhphu.vn
Tin liên quan