KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ (10/10/1954 – 10/10/2024)
Tin tức hoạt động
Đăng ngày: 21/01/2015 - Lượt xem: 76
Hưng Yên sẽ tham gia Liên Hoan Ca trù toàn quốc vào tháng 8/2014

Theo dự kiến, Liên hoan Ca trù toàn quốc sẽ tổ chức vào tháng 8/2014 tại Hà Nội với sự tham gia của 15 tỉnh, gồm: Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Hưng Yên, Nam Định, Nghệ An, Quảng Bình, Phú Thọ, Thanh Hoá, Thái Bình, Vĩnh Phúc.

Ngày 8/5/2014, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 1358-BVHTTDL về việc tổ chức Liên hoan Ca trù toàn quốc năm 2014. Theo đó, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch giao cho Viện Âm nhạc (Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam) phối hợp với các cơ quan liên quan và các địa phương có di sản văn hoá phi vật thể Ca trù tổ chức.
Theo dự kiến, Liên hoan Ca trù toàn quốc sẽ tổ chức vào tháng 8/2014 tại Hà Nội với sự tham gia của 15 tỉnh, gồm: Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Hưng Yên, Nam Định, Nghệ An, Quảng Bình, Phú Thọ, Thanh Hoá, Thái Bình, Vĩnh Phúc.
Hưng Yên được coi như là một trong những cái nôi của ca trù. Ngay từ thế kỷ XV, tại làng Đào Đặng (nay thuộc xã Trung Nghĩa, thành phố Hưng Yên) có truyền thuyết về ca nương Đào Thị Huệ dùng tiếng hát của mình để giết giặc Minh. Trên địa bàn tỉnh, có địa danh gắn liền với nghề hát ca trù như thôn Giáo Phòng (đọc trại của Giáo phường- phường hát ca trù), xã Vĩnh Khúc, Văn Giang. Đầu thế kỷ XX, Ca trù Hưng Yên phát triển mạnh trên hầu khắp địa bàn tỉnh. Trong đó có những địa phương Ca trù phát triển cực thịnh như Phố Xuôi, tỉnh lỵ Hưng Yên. Hưng Yên còn có nhiều tên tuổi nổi tiếng với sự nghiệp Ca trù như: Chu Mạnh Trinh, Bùi Mai Điếm, Chu Văn Du, Quách Thị Hồ...
Hiện nay, Hưng Yên có nhiều nghệ nhân Ca trù đã được tôn vinh là Nghệ nhân dân gian, “Báu vật nhân văn sống”.

Nguyễn Liên

Tin liên quan