KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ (10/10/1954 – 10/10/2024)
Tin tức hoạt động
Đăng ngày: 01/09/2015 - Lượt xem: 108
Phong trào văn nghệ quần chúng trên địa bàn tỉnh

Xuất thân từ các vùng quê, gắn liền với công việc nhà nông, nhưng niềm đam mê nghệ thuật, các diễn viên, nhạc công không chuyên đã đóng góp tích cực vào việc duy trì, bảo tồn và phát triển các loại hình nghệ thuật truyền thống của quê hương.

Câu lạc bộ  ca trù Đào Đặng xã Trung Nghĩa (TP.HY) biểu diễn tại Lễ đón nhận di tích Quốc gia đặc biệt Phố Hiến
 

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có trên 500 đội, câu lạc bộ văn nghệ thuộc 161 xã, phường, thị trấn. Mỗi đội, câu lạc bộ có từ 10-15 hạt nhân văn nghệ là các diễn viên, nhạc công quần chúng. Họ tự trang bị thiết bị âm thanh, ánh sáng, trang phục và đạo cụ. Đội ngũ diễn viên, nhạc công quần chúng vừa có khả năng tập hợp, tổ chức, phát triển phong trào văn nghệ quần chúng, vừa sáng tạo kịch bản, đạo diễn. Xuất thân từ các vùng quê, gắn liền với công việc nhà nông, nhưng niềm đam mê nghệ thuật, các diễn viên, nhạc công không chuyên đã đóng góp tích cực vào việc duy trì, bảo tồn và phát triển các loại hình nghệ thuật truyền thống của quê hương. Hàng năm, các hoạt động văn nghệ quần chúng được các địa phương trên địa bàn tỉnh thường xuyên tổ chức gắn với các nhiệm vụ chính trị và các ngày lễ lớn của dân tộc. Đặc biệt là vào dịp Tết Nguyên đán hàng năm, nhiều hoạt động văn nghệ được tổ chức như: Hát ca ngợi Đảng, Bác Hồ, hát chèo, ca trù…góp phần nâng cao đời sống tinh thần, tạo ra các hoạt động vui chơi văn hóa lành mạnh trong nhân dân. Nhiều câu lạc bộ văn nghệ quần chúng hoạt động có hiệu quả như: CLB hát trống quân xã Dạ Trạch (huyện Khoái Châu), CLB hát ca trù ở Đào Đặng (xã Trung Nghĩa, thành phố Hưng Yên), CLB ca trù (huyện Văn Giang)…

Hầu hết các thôn, làng đã có đội văn nghệ gắn với các tổ chức xã hội và đoàn thể tại địa phương như: Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh. Để tổ chức tốt các phong trào văn nghệ, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ ngày càng cao của người dân, các cấp chính quyền luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các đội văn nghệ quần chúng hoạt động thường xuyên, có hiệu quả như hỗ trợ đạo cụ, loa đài, trang phục…Các địa phương, đơn vị chuyên môn còn triển khai nhiều chương trình, nhiệm vụ nhằm duy trì các hoạt động văn nghệ như: Đẩy mạnh công tác xã hội hóa hoạt động văn hóa - văn nghệ phục vụ nhân dân; khuyến khích quần chúng cùng tham gia sáng tạo, bảo tồn truyền dạy và phát huy các giá trị văn hóa văn nghệ truyền thống của địa phương; tổ chức các lớp cho cán bộ cơ sở, hướng dẫn, hỗ trợ vật chất cho các địa phương thành lập CLB hát chèo, trống quân, ca trù…

Phòng  VHVN

Tin liên quan